fbpx

Bí quyết xác định mục tiêu định hướng nghề nghiệp từ sớm cho học sinh

Thứ Ba, 04/07/2023, 11:07 (GMT+7)

Việc xác định mục tiêu định hướng nghề nghiệp sớm là một thách thức quan trọng với học sinh trung học, giúp các em có thể xây dựng lộ trình và kế hoạch tương lai cụ thể, đạt được thành công trong sự nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các yếu tố quan trọng khi xác định mục tiêu định hướng nghề nghiệp và gợi ý các cách để tìm được công việc phù hợp với bản thân.

1. Định hướng nghề nghiệp là gì?

Định hướng nghề nghiệp là quá trình tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp bản thân muốn theo đuổi, lập kế hoạch và đặt ra thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Để tìm hiểu thêm về định hướng nghề nghiệp là gì, quý Phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo bài viết “5 Điều bạn trẻ cần biết khi định hướng nghề nghiệp cá nhân”.

Việc xác định đúng đắn mục tiêu định hướng nghề nghiệp không chỉ giúp học sinh biết được hướng đi chính xác, mà còn là động lực mạnh mẽ để các em có lộ trình rõ ràng và hiện thực hóa ước mơ nghề nghiệp của mình. Khi có mục tiêu rõ ràng, các em học sinh có thể tập trung vào học tập, rèn luyện và khám phá những cơ hội phù hợp để phát triển sự nghiệp.

Xác định mục tiêu định hướng nghề nghiệp sớm là một thách thức quan trọng với học sinh trung học.
Xác định mục tiêu định hướng nghề nghiệp sớm là một thách thức quan trọng với học sinh trung học.

2. Vì sao học sinh nên xác định nghề nghiệp tương lai từ sớm?

Xác định mục tiêu nghề nghiệp từ sớm mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với việc phát triển cá nhân và thành công trong cuộc sống:

  • Thúc đẩy động lực học tập và phấn đấu: Việc theo đuổi sự nghiệp đã chọn đòi hỏi sự đầu tư và phát triển không ngừng, từ việc tìm hiểu thông tin, tham gia các khóa học, đến thực hành thực tế để nắm bắt tốt ngành nghề. Khi biết mình đang hướng đến một sự nghiệp cụ thể, học sinh sẽ tự thúc đẩy bản thân để liên tục trau dồi, nỗ lực hơn trong việc học tập và rèn luyện những kỹ năng cần thiết.
  • Hình thành kế hoạch và lộ trình học tập cụ thể và hiệu quả: Việc có một kế hoạch rõ ràng sẽ giúp học sinh tận dụng được thời gian và nguồn lực một cách tốt nhất để đạt được mục tiêu nghề nghiệp đã định sẵn.
  • Phát huy tối đa điểm mạnh và năng lực bản thân: Khi biết rõ mục tiêu của mình, học sinh có thể tập trung phát triển và ứng dụng những tiềm năng của riêng mình, từ đó tự tạo ra nhiều cơ hội để phát triển trong học tập và công việc tương lai.
  • Xây dựng nền tảng thành công sớm trong tương lai: Xác định được mục tiêu nghề nghiệp từ sớm sẽ giúp học sinh có nhiều thời gian chuẩn bị và bắt đầu những bước đầu tiên trong sự nghiệp của mình, giúp các em tránh lạc lối và tiến xa hơn trong sự nghiệp mai sau.
Xác định mục tiêu nghề nghiệp từ sớm mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với việc phát triển cá nhân và thành công trong cuộc sống
Xác định mục tiêu nghề nghiệp từ sớm mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với việc phát triển cá nhân và thành công trong cuộc sống

3. Cách giúp học sinh xác định nghề nghiệp tương lai

Cách giúp học sinh xác định mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai bao gồm tự nhận biết điểm mạnh, điểm yếu, xác định niềm đam mê và sở thích, xem xét tính cách, tham khảo xu hướng ngành nghề hiện tại và tìm hiểu về xu thế chuyển đổi nghề nghiệp trong tương lai… Điều này giúp học sinh có cơ sở vững chắc để định hướng sự nghiệp một cách hiệu quả và chính xác.

3.1. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân:

Việc nhận biết rõ những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân sẽ giúp học sinh xác định mục tiêu định hướng nghề nghiệp một cách hiệu quả, chính xác. Ví dụ như với điểm mạnh là tư duy logic tốt và khả năng phân tích tốt, học sinh có thể hướng đến những ngành nghề liên quan như công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu trong tương lai… Học sinh có thể tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân hoặc hỏi thêm ý kiến của gia đình, bạn bè, hay chủ động làm các bài kiểm tra trên Internet như: MBTI, Holland Codes, Big Five (OCEAN), Enneagram,…

3.2. Xác định niềm đam mê và sở thích

Niềm đam mê và sở thích đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì động lực và gắn bó lâu dài với mục tiêu nghề nghiệp đã chọn. Ví dụ học sinh có thể xác định mục tiêu dựa trên những niềm đam mê như hội họa, vẽ tranh, từ đó khám phá những ngành nghề như họa sĩ, kiến trúc sư, thiết kế đồ họa…

3.3. Xác định tính cách

Tính cách là một trong những yếu tố tiên quyết trong việc xác định mức độ phù hợp với các ngành nghề mong muốn. Ví dụ, tính cách hoạt bát, hướng ngoại, năng động sẽ phù hợp với các ngành nghề như MC, nhà báo, quan hệ công chúng…

Tính cách có ảnh hưởng lớn tới công việc xác định nghề nghiệp tương lai của các em học sinh
Tính cách có ảnh hưởng lớn tới công việc xác định nghề nghiệp tương lai của các em học sinh

3.4. Tham khảo xu hướng các ngành nghề hiện nay

Theo ông Trần Anh Tuấn – chuyên gia dự báo nhân lực, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo Kinh tế quốc tế, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, trong 5 năm tới sẽ có các nhóm ngành phát triển mạnh như sau:

Nhóm Ngành
Công nghệ và Kỹ thuật
  • Cơ điện tử, tự động hóa
  • Nhiệt, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô – Tàu thủy
  • Điện – Điện tử, Công nghệ Hàn
  • Công nghệ Dệt – Sợi – May
  • Quản trị viên của các ngành kỹ thuật
Thiết kế
  • Thiết kế đồ họa
  • Thiết kế thời trang
  • Thiết kế công nghiệp
  • Mỹ thuật ứng dụng
  • Kiến trúc (Kiến trúc cảnh quan – thiết kế đô thị – thiết kế nội thất…)
  • Công nghệ xây dựng, công nghệ vật liệu, năng lượng, công nghệ môi trường
Công nghệ thông tin
  • Khoa học máy tính
  • Công nghệ thông tin
  • Lập trình và phần mềm (bảo mật mạng, lập trình thiết kế hiệu ứng hình ảnh – hoạt hình)
  • Trí tuệ nhân tạo
Kinh tế
  • Quản trị kinh doanh
  • Kinh doanh quốc tế
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Truyền thông Marketing
  • Digital Marketing
  • Tài chính Kế toán
  • Kiểm toán
  • Tài chính doanh nghiệp
Khoa học xã hội
  • Du lịch – nhà hàng – khách sạn
  • Khách sạn – ẩm thực
  • Sư phạm kỹ thuật
  • Sư phạm giáo dục
  • Luật
  • Ngôn ngữ (Anh, Nhật, Trung, Hàn)
  • Quan hệ công chúng
  • Tổ chức sự kiện
  • Truyền thông đa phương tiện Đông phương học và Tâm lý các chuyên ngành
Chăm sóc sức khỏe
  • Y
  • Dược
  • Điều dưỡng
  • Nha (Răng – hàm – mặt)
  • Quản trị cơ sở dữ liệu ngành y tế
  • Kỹ sư nghiên cứu tế bào gốc
  • Công nghệ y sinh, nghiên cứu gen và Dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ và sức khỏe
Công nghệ Nông – Lâm; Thủy – Hải sản; Sinh học – Hóa
  • Khoa học cây trồng
  • Chăn nuôi – Thú y
  • Lâm sinh,
  • Công nghệ sau thu hoạch
  • Nuôi trồng
  • Chế biến
  • Dược
  • Sinh
  • Mỹ phẩm
  • Thực phẩm

3.5. Tìm hiểu về xu thế chuyển đổi nghề nghiệp trong tương lai:

Theo số liệu được đưa ra tại Hội nghị Kinh tế thế giới, với cuộc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, 65% công việc trong tương lai dành cho thế hệ Z (sinh giai đoạn 1995 – 2012) hiện nay vẫn chưa xuất hiện. Những công việc hôm nay chúng ta cần 50% kiến thức về mặt công nghệ thì trong tương lai sẽ tăng lên 77%.

Do vậy, học sinh nên chủ động trang bị đủ cho mình kỹ năng của công dân thế kỷ 21, thường xuyên trau dồi kiến thức, cập nhật xu thế để có những bước chuẩn bị đón đầu những biến chuyển của xã hội. Các em có thể nhờ đến sự trợ giúp của đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp – những người có hiểu biết chuyên sâu về nhu cầu nghề nghiệp tương lai.

Những công việc hôm nay chúng ta cần 50% kiến thức về mặt công nghệ thì trong tương lai sẽ tăng lên 77%
Những công việc hôm nay chúng ta cần 50% kiến thức về mặt công nghệ thì trong tương lai sẽ tăng lên 77%

4. Hướng dẫn xác định mục tiêu định hướng nghề nghiệp cụ thể theo nguyên tắc SMART

Để đạt được mục tiêu định hướng nghề nghiệp một cách hiệu quả, học sinh có thể xác định và điều chỉnh mục tiêu theo nguyên tắc SMART, bao gồm các yếu tố sau:

  • Cụ thể (Specific): Hãy đặt mục tiêu cụ thể, tránh những mục tiêu mông lung. Ví dụ, thay vì chỉ muốn trở thành giáo viên, hãy đặt mục tiêu trở thành một giáo viên dạy môn Toán cấp 3.
  • Có thể đo lường (Measurable): Mục tiêu nên đi kèm với một con số cụ thể để có thể đo lường tiến độ. Ví dụ, đặt mục tiêu trở thành giáo viên dạy môn Toán cấp 3 sau 4 năm học đại học.
  • Có thể đạt được (Achievable): Mục tiêu định hướng nghề nghiệp nên phù hợp với khả năng của bản thân. Hãy đảm bảo mục tiêu không quá xa vời và vẫn thực tế. Ví dụ, trở thành giám đốc Marketing ngay sau khi tốt nghiệp đại học là một mục tiêu xa vời và thiếu thực tế.
  • Có liên quan (Relevant): Xem xét hoàn cảnh, kiến thức và mong ước của bản thân để đặt mục tiêu phù hợp. Hãy tự hỏi tại sao mình cần xác định mục tiêu định hướng nghề nghiệp này và đảm bảo nó có liên quan đến đam mê và sở thích.
  • Giới hạn thời gian (Time-bound): Đặt một thời hạn cụ thể cho mục tiêu giúp mỗi học sinh có thể lên kế hoạch và sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Ví dụ, sau khi tốt nghiệp, trở thành sinh viên trường Đại học Kinh tế, sau đó trở thành nhân viên Marketing sau 4 năm đại học, và sau 5 năm làm việc, trở thành trưởng phòng Marketing.

5. Một số lưu ý trong việc xác định mục tiêu định hướng nghiệp

Khi xác định mục tiêu định hướng nghề nghiệp, hãy nhớ những lưu ý quan trọng sau đây:

  • Hãy tránh chọn nghề chỉ vì phong trào, lời khuyên của người khác, hoặc lý do về đồng lương và địa vị.
  • Mục tiêu cần phải cụ thể, rõ ràng và tránh mơ hồ.
  • Hãy lên kế hoạch cụ thể và chi tiết để đạt được mục tiêu.
  • Tham khảo và học hỏi từ thầy cô và bạn bè cũng rất quan trọng, giúp học sinh hiểu rõ hơn về con đường nghề nghiệp muốn theo đuổi.
  • Hãy tránh tự áp lực quá lớn lên bản thân.
  • Hãy thư giãn và tìm hiểu bản thân một cách tự nhiên.
Học sinh nên tham khảo và học hỏi từ bạn bè để xác định mục tiêu hướng nghiệp chính xác hơn
Học sinh nên tham khảo và học hỏi từ bạn bè để xác định mục tiêu hướng nghiệp chính xác hơn

Tìm hiểu thêm về:

6. Hướng nghiệp cho học sinh tại Vinschool diễn ra như thế nào?

Chương trình hướng nghiệp, xác định nghề nghiệp tương lai cho học sinh ở Vinschool được quan tâm và thực hiện mạnh mẽ ngay từ đầu cấp THPT với các lợi thế:

6.1. Cố vấn chuyên sâu

Tại Vinschool, học sinh và phụ huynh được cố vấn chuyên sâu 1 – 1 để xác định định hướng ngành nghề và lựa chọn ngành đào tạo cụ thể dựa trên 4 yếu tố chính: sở thích, năng lực, xu hướng ngành nghề và bối cảnh gia đình. Đội ngũ Cố vấn học tập theo sát mỗi học sinh là những thầy cô giàu kinh nghiệm trong việc định hướng ngành nghề, cố vấn chuyên sâu về lộ trình học tập, lộ trình ứng tuyển Đại học và phát triển kỹ năng cá nhân cho học sinh.

Học sinh Vinschool được cố vấn chuyên sâu 1 - 1 để xác định định hướng ngành nghề 
Học sinh Vinschool được cố vấn chuyên sâu 1 – 1 để xác định định hướng ngành nghề

6.2. Cá nhân hóa học tập

Chương trình THPT Vinschool đem lại một lộ trình học tập tối ưu, toàn diện và cá nhân hoá tới từng học sinh. Với ngân hàng hơn 50 môn học ở đa dạng các lĩnh vực ngành nghề, cùng sự cố vấn tận tình từ cố vấn học tập, mỗi học sinh sẽ được chọn môn học và có một thời khoá biểu học tập riêng, phù hợp với năng lực, định hướng của bản thân.

6.3. Đa dạng các chương trình hướng nghiệp để học sinh có những trải nghiệm thực tế:

Vinschool trao cơ hội tiếp cận đa dạng lĩnh vực ngành nghề cho học sinh qua các hoạt động hướng nghiệp xuyên suốt năm học như: Hướng nghiệp cùng chuyên gia; Career Bites – chuỗi talkshow về 5 lĩnh vực ngành nghề được Vinsers quan tâm nhiều nhất; Career Day – ngày hội hướng nghiệp; Kiến tập – trải nghiệm ngành nghề 1 tuần tại các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, hội thảo phát triển kỹ năng cũng như kiến thức học thuật…

Học sinh Vinschool tham gia các hoạt động hướng nghiệp xuyên suốt năm học. 
Học sinh Vinschool tham gia các hoạt động hướng nghiệp xuyên suốt năm học.

6.4. Đa dạng cơ hội tiếp cận trực tiếp và ứng tuyển vào các trường Đại học trong nước và Quốc tế

Vinschool tạo điều kiện để gia tăng cơ hội ứng tuyển Đại học, học bổng của học sinh thông qua các chương trình hợp tác với các trường Đại học lớn ở Việt Nam và trên thế giới. Các thầy cô cố vấn học tập sẽ tư vấn cho các em học sinh các loại hình trường Đại học (trường chính quy, trường quốc tế, du học), lựa chọn Đại học và phương thức xét tuyển phù hợp (thi tuyển, tuyển thẳng và ứng tuyển học bổng).

Bên cạnh đó, Nhà trường cũng xây dựng Cẩm nang Hướng nghiệp và Ứng tuyển Đại học nhằm cung cấp cho học sinh và phụ huynh những thông tin cập nhật liên quan đến lĩnh vực ngành nghề, xu hướng nghề nghiệp, thông tin các trường Đại học, phương thức ứng tuyển, học bổng tại các trường Đại học trong nước và quốc tế cũng như rất nhiều thông tin hữu ích khác.

Các chương trình hợp tác giữa Vinschool với các trường Đại học lớn ở Việt Nam và trên thế giới tạo nhiều cơ hội vào Đại học hơn cho các Vinsers. 
Các chương trình hợp tác giữa Vinschool với các trường Đại học lớn ở Việt Nam và trên thế giới tạo nhiều cơ hội vào Đại học hơn cho các Vinsers.

Định hướng nghề nghiệp luôn là bài toán khó, nhất là với những bạn chưa thực sự hiểu rõ về bản thân cũng như chưa có niềm đam mê rõ ràng. Hy vọng với những gợi ý xác định mục tiêu định hướng nghề nghiệp trên đây, các bạn sẽ sớm tìm ra công việc phù hợp với năng lực, sở thích và ngành học của mình.

Quý phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu thêm thông tin về chương trình học tại Vinschool, vui lòng truy cập vào website hoặc bấm số 1800.6511 (bấm chọn ngôn ngữ và bấm số máy lẻ 1 hoặc 3 với khu vực Miền Bắc & Miền Trung; bấm số máy lẻ 2 với khu vực Miền Nam). Để được tư vấn chi tiết về lộ trình học tập và quy trình tuyển sinh tại Vinschool, phụ huynh đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY.