fbpx

7 Bước hướng nghiệp cho học sinh THPT chọn đúng ngành nghề

Thứ Ba, 09/08/2022, 09:08 (GMT+7)

Việc định hướng nghiệp cho học sinh THPT giúp các em có lộ trình học tập đúng đắn và tự tin vào lựa chọn của mình, cũng như có lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường nghề nghiệp. Qua đó, các em sẽ hạn chế được rủi ro làm trái ngành, thất nghiệp khi theo đuổi những ngành không phù hợp. Đồng thời, khi được lựa chọn theo đuổi ngành nghề mà mình yêu thích, các em sẽ chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về lĩnh vực mình quan tâm, hơn là chỉ tập trung học lấy tấm bằng.

Khi định hướng nghề nghiệp, học sinh cần xác định được 1 số yếu tố quan trọng sau:

  • Sở thích, đam mê.
  • Tính cách.
  • Năng lực.
  • Nhu cầu thị trường.

Để hiểu rõ hơn, phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo bài viết về các bước tiến hành chọn ngành nghề dưới đây:

Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT
Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT là vô cùng quan trọng

Bước 1: Thầy cô, gia đình định hướng để/giúp học sinh hiểu bản thân mình

Việc hướng nghiệp cho học sinh thpt rất quan trọng chính gì thế gia đình và nhà trường cần giúp học sinh hiểu rõ bản thân mình, biết mình đam mê lĩnh vực nào, có năng lực ở nhóm công việc gì, muốn làm nghề gì và trở thành ai trong tương lai. Việc hiểu rõ bản thân giúp các em có động lực vượt qua được các định kiến nghề nghiệp của xã hội, có cơ sở để không phải chọn theo số đông, theo kỳ vọng của mọi người xung quanh bởi không phải khuynh hướng nào cũng phù hợp với từng cá nhân.

Bên cạnh đó, việc hiểu rõ chính mình giúp các em có niềm tin vào bản thân, xác định mục tiêu, lộ trình học tập phù hợp. Gia đình và nhà trường không nên ép buộc hay có các lời khuyên mang tính giả định gây hoang mang tâm lý của các em, thay vào đó cần thể hiện rõ vai trò đồng hành, khuyên nhủ, động viên, có thái độ sẵn sàng chia sẻ và giúp các em hiểu ý nghĩa của việc hiểu rõ chính mình.

Việc hiểu rõ chính mình giúp các em có niềm tin vào bản thân
Việc hiểu rõ chính mình giúp các em có niềm tin vào bản thân, xác định mục tiêu, lộ trình học tập phù hợp

Giả sử, nếu các em có mong muốn theo đuổi ngành Digital Marketing vì cho rằng đây là xu hướng mới nhất hiện nay. Các em nghĩ rằng không cần học giỏi, không cần vào đại học vẫn có thể làm tốt công việc tốt công việc này. Khi đó, gia đình (hoặc Thầy/Cô) không nên phản bác ngay mà cần đưa ra lời khuyên mang tính định hướng cụ thể với các thông tin giúp các em cảm thấy thuyết phục và có động lực học tập hơn.

Bước 2: Xác định thế mạnh và sở thích của bản thân

Thế mạnh và sở thích là hai yếu tố luôn song hành cùng nhau khi chọn ngành, chọn nghề. Việc xác định đúng thế mạnh và sở thích này giúp các bạn học sinh THPT chọn được ngành nghề mang lại hứng thú, phát huy được thế mạnh. Theo đó, việc chọn ngành, chọn nghề cần đảm bảo cùng lúc cả hai tiêu chí này.

Chẳng hạn, khi các bạn có mong muốn trở thành bác sĩ và đặt mục tiêu vào Đại học Y Dược, các bạn bắt buộc phải thi vào ngành Y Đa khoa với điểm thi Đại học gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu xác định được năng lực của mình có thể không đạt đến mức đó, các bạn có thể chọn các ngành khác thuộc Đại học Y Dược với mức điểm thấp hơn như Dược học, Răng Hàm Mặt, Kỹ thuật phục hồi chức năng,… Như vậy, bạn sẽ vừa có thể làm việc trong lĩnh vực Y học, vừa làm công việc phù hợp với năng lực.

Việc hướng nghiệp cho học sinh thpt giúp các em tự tin và hiểu được bản thân thích gì và muốn gì.

Thế mạnh và sở thích là hai yếu tố luôn song hành
Thế mạnh và sở thích là hai yếu tố luôn song hành cùng nhau khi chọn ngành, chọn nghề.

Để có thể xác định được cùng lúc cả hai yếu tố này, các bạn có thể thực hiện các bài trắc nghiệm tính cách như: MBTI, Holland Codes, Big Five (OCEAN), Enneagram,…

Đây là các bài trắc nghiệm được nghiên cứu và phát triển bởi các nhà Tâm lý học, Xã hội học và đã được ứng dụng nhiều năm trong giới khoa học giáo dục. Lời khuyên là bạn nên thử một vài bài trắc nghiệm khác nhau để có đánh giá tổng thể. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên tham khảo , không nên phụ thuộc tuyệt đối vào kết quả của các trắc nghiệm này vì chúng cũng có những sai số nhất định.

Bên cạnh đó, thế mạnh của mỗi người cũng có thể được nhìn nhận rất đúng qua những người xung quanh. Do đó, các bạn cũng có thể trao đổi lấy ý kiến, đánh giá, nhận xét từ thầy/cô, bạn bè và gia đình xem bản thân có thế mạnh gì. Từ đó, cân nhắc và đưa ra các tổng hợp chung nhất để khai thác triệt để các thế mạnh đó.

Xem ngay: 5 Điều bạn trẻ cần biết khi định hướng nghề nghiệp cá nhân 

Bước 3: Xác định điều kiện bản thân có phù hợp ngành nghề không

Nói đến sự phù hợp, các bạn học sinh THPT cần xác định nhiều yếu tố liên quan đến ngành, nghề mình dự định lựa chọn như: Điều kiện kinh tế của gia đình của đáp ứng được mức chi phí để theo đuổi ngành, ngoại hình của mình có phù hợp với đặc thù của ngành, chiều cao hoặc sức khỏe của mình có đáp ứng được yêu cầu của ngành,…

Điều này rất quan trọng bởi khi đã xác định được thế mạnh, đam mê, nhưng lại không đáp ứng được các yếu tố về sự phù hợp kể trên, các bạn sẽ phải đối diện với áp lực rất lớn để chạy theo ngành, nghề đó.

Trong điều kiện, nếu bạn ước mơ trở thành Công an, bạn cũng có học lực và hạnh kiểm tốt, lý lịch gia đình phù hợp,… Tuy nhiên bạn lại có tiền sử bệnh tim, như vậy, bạn cần tìm cho mình một định hướng khác.

Bước 4: Tìm hiểu về ngành, nghề mình sẽ chọn

Sau khi xác định được các yếu tố liên quan đến bản thân, các bạn học sinh cần tìm hiểu, nghiên cứu về ngành, nghề mình dự định chọn và nhu cầu nhân lực trong tương lai. Với tốc độ phát triển rất nhanh của xã hội hiện nay, có rất nhiều ngành, nghề có nguy cơ biến mất. Do đó, các bạn học sinh phải xác định được trong những năm tới, ngành nghề mình định chọn có nguy cơ bị bão hòa hay không, thị trường lao động và xu hướng việc làm trong tương lai là tăng hay giảm, tỉ lệ cạnh tranh là cao hay thấp, hoặc mức thu nhập bình quân mà mình có thể nhận được ra sao,…

Sau khi tham gia tư vấn hướng nghiệp cho học sinh thpt thì các bạn học sinh có thể nghiên cứu, tìm hiểu về ngành, nghề mình sẽ chọn qua internet, các diễn đàn, hội nhóm trên các kênh mạng xã hội,… hoặc qua chính những người đi trước như anh chị thân thiết trong gia đình, trong trường học, CLB mà mình thân thiết,… Bên cạnh đó, thầy/cô và ba mẹ chính là những nguồn tìm hiểu thông tin đáng tin cậy nhất. Họ sẽ luôn tìm cách để có các thông tin đúng đắn, kịp thời và khách quan nhất đối với con em mình.

Tìm hiểu về ngành, nghề mình sẽ chọn
Tìm hiểu về ngành, nghề mình sẽ chọn là bước hướng nghiệp quan trọng

Giả sử, nếu muốn trở thành một nhà Khoa học dữ liệu, khi có sự tìm hiểu kỹ các bạn sẽ biết được rằng đây là một trong những ngành phát triển nhất hiện nay. Bên cạnh đó, các bạn sẽ biết đây là ngành xét tuyển theo 1 trong các khối thi: Khối A00 (Toán, Lý, Hóa) Khối A01 (Toán, Lý, Anh) Khối D01 (Toán, Anh, Văn). Các kỹ năng cần trang bị đó là Tư duy phản biện, Kỹ năng trực quan hóa dữ liệu , Kỹ năng thống kê, Kỹ năng thuyết trình,… Các trường có thể hướng đến là Đại học Bách Khoa (Hà Nội và ĐHQG TP.HCM), Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG TP.HCM, Đại học Kinh tế Quốc dân,…

Bước 5: Xây dựng hồ sơ học tập nổi bật, đáp ứng yêu cầu của trường/ngành nghề Đại học ứng tuyển

Sau khi đã chọn được ngành, nghề phù hợp, các bạn học sinh THPT cần lên kế hoạch học tập một cách cẩn thận và sát sao để đạt được các kết quả học tập tốt nhất. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần có kế hoạch tham gia các cuộc thi về học tập/tài năng, các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa như tình nguyện, trại hè,… Việc này giúp các bạn xây dựng một hồ sơ học tập nổi bật, đáp ứng yêu cầu đầu vào của trường hoặc của ngành, nghề mình lựa chọn.

Chẳng hạn, nếu bạn có định hướng chọn ngành Kiến trúc, các bạn cần có một kế hoạch học tập các môn chính khóa kèm theo đó là sắp xếp thời gian học vẽ với tần suất học môn vẽ phải tương tương với hai môn còn lại trong khối thi mà bạn chọn. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần tham gia các kỳ thi vẽ, các hoạt động gây quỹ từ hoạt động vẽ tranh,… để có thể làm nổi bật portfolio cá nhân.

Bước 6: Tự trải nghiệm hoặc làm 1 số việc liên quan đến ngành nghề mình chọn

Việc tự trải nghiệm, cọ xát thực tế, tham gia thực hành các hoạt động liên quan đến ngành nghề giúp các bạn học sinh nhìn nhận được công việc tương lai dưới góc độ thực tiễn hơn. Từ đó, các bạn sẽ có các hình dung chính xác hơn về công việc. Bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ rút ra được các kinh nghiệm, các đánh giá đúng đắn hơn về sự phù hợp của bản thân với ngành, nghề.

Học sinh THPT có thể tự trải nghiệm
Học sinh THPT có thể tự trải nghiệm hoặc làm 1 số việc liên quan đến ngành nghề mình chọn

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham gia các sự kiện Career Days hay chương trình kiến tập/thực tập của các trường Đại học hoặc các doanh nghiệp để có cơ hội gặp gỡ, làm quen với môi trường nghề nghiệp. Đây là những cơ hội để lắng nghe, trao đổi với các chuyên gia, những người đi trước trong cùng lĩnh vực để mở mang tầm nhìn về ngành, nghề mình dự định chọn lựa.

Trong điều kiện, các bạn có thể tham khảo Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp được tổ chức thường niên do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), Sở GD-ĐT Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.

Bước 7: Chuẩn bị sẵn phương án 2

Sau khi xác định được các yếu tố kể trên và đã đặt ra được các định hướng tương lai, các bạn học sinh cũng cần xác định sẵn sàng phương án 2 để dự phòng các bất trắc không mong muốn. Việc này giúp bản thân các bạn cũng như gia đình, nhà trường yên tâm hơn trong quá trình các bạn học tập đến lúc chinh phục được mục tiêu.

Giả sử, nếu như các bạn mong muốn theo đuổi ngành Xã hội học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thì các bạn có thể đặt phương án dự phòng trong trường hợp không đủ điểm đậu vào ngành này thì có thể chọn ngành Công tác xã hội với mức điểm thấp hơn.

Có thể thấy, việc hướng nghiệp cho học sinh THPT không đơn giản chỉ là chọn ngành, chọn nghề. Việc này cần trải qua nhiều giai đoạn mà ý nghĩa chính của các giai đoạn này là giúp các bạn học sinh xác định đúng bản thân và các mong muốn của mình. Từ đó, các bạn sẽ có các phương án chủ động từ khi còn trong quá trình học đến khi đạt được mục tiêu nghề nghiệp.

Các Vinsers luôn được hướng nghiệp đúng lộ trình
Các Vinsers luôn được hướng nghiệp đúng lộ trình, đúng thời điểm

Việc định hướng ngành nghề, tư vấn chiến lược học tập, lộ trình ứng tuyển và phát triển kỹ năng cho học sinh là 4 yếu tố luôn được Vinschool đặt lên hàng đầu.

  • Lớp 9 và lớp 10: Khám phá – Ngay từ bắt đầu năm học lớp 9, các em sẽ bắt đầu tìm hiểu về các ngành nghề tiềm năng và khám phá bản thân thông qua các bài trắc nghiệm về tính cách, xác định sở thích, đam mê, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Đồng thời, các tài liệu Cẩm nang hướng nghiệp cũng được các thầy cô cố vấn chia sẻ các thông tin chi tiết về ngành nghề trong tương lai và các yêu cầu liên quan tới ngành học.

Các em cũng được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trường để có thêm nhiều trải nghiệm như tham gia các CLB Thể thao, Nghệ thuật, Khoa học hay Kỹ năng như TEDX Vinstar, Debaters,  CLB Kinh Doanh; hoặc các cuộc thi do trường tổ chức như Innovative Marketers, Innovation Challenge,…

  • Ở lớp 11: Tăng tốc – Sau quá trình tìm hiểu bản thân, trải nghiệm thực tế như tham gia các chương trình kiến tập hướng nghiệp, các em học sinh đều được tự thiết kế lộ trình học tập phù hợp với đam mê của bản thân để hướng đến ngành nghề và trường đại học mình theo đuổi trong tương lai.

Không chỉ vậy, các em còn nhận được sự đồng hành, tư vấn 1-1 của các thầy cô cố vấn học tập giúp xây dựng kế hoạch và mục tiêu phù hợp với định hướng chọn ngành, chọn trường của mình.

Ở giai đoạn này, tùy vào mục tiêu, học sinh sẽ được tư vấn tham gia các hoạt động ngoại khóa chuyên sâu, hoạt động tình nguyện hoặc CLB ngoại khóa và hoàn thành các bài thi chuẩn hóa như SAT, ACT, IELTS, các môn AP,… sẵn sàng cho kế hoạch ứng tuyển Đại học sớm.

Một trong những hoạt động được ưu tiên ở lớp 11 là kế hoạch ứng tuyển đại học và học bổng cũng được chuẩn bị cho các bạn Vinsers. Các em sẽ có cơ hội tham gia các sự kiện do trường tổ chức như triển lãm, hội thảo thông tin về các trường đại học. Qua đó, các em có thể lập danh sách các trường đại học mà mình quan tâm, nghiên cứu về phương thức xét tuyển, các yêu cầu liên quan tới học bổng hay danh sách hồ sơ cần thiết.

  • Lớp 12: Về đích – Các học sinh Lớp 12 sẽ được khuyến khích dành thời gian tham quan các trường Đại học đang cân nhắc để tìm hiểu trải nghiệm thực tế. Các em cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ của các Cố vấn học tập để chuẩn bị những hồ sơ cần thiết để ứng tuyển đại học.

Đồng thời, ở giai đoạn nước rút này, các em sẽ dành nhiều thời gian hơn rà soát tiến độ thực hiện mục tiêu học tập, tập trung ôn luyện, sẵn sàng cho kỳ thi THPTQG để có bảng điểm ấn tượng với hội đồng tuyển sinh.

“Được trau dồi vốn tiếng Anh vượt trội từ sớm nên 92% học sinh Vinschool sở hữu chứng chỉ quốc tế IELTS với điểm trung bình là 7.0. Đây chính là lợi thế giúp các em tiến nhanh hơn trên con đường vươn tới thành công.” Cô Nguyễn Thúy Ngọc, Trưởng bộ phận Cố vấn học tập vui mừng chia sẻ khi nhắc lại về kết quả học tập của năm học 2020-2021.

Với lộ trình học tập toàn diện và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh thpt thì trong các năm học vừa qua, nhiều Vinsers đã trúng tuyển vào những trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam, trong đó có Đại học Ngoại thương, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngoại giao, Học viện Ngân hàng, Học viện tài chính, ĐH Thương Mại, ĐH Kiến Trúc, ĐH Y tế Cộng Đồng…

Quý phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu thêm thông tin về chương trình học bậc THPT tại Vinschool vui lòng truy cập vào Website hoặc bấm số 18006511 (bấm chọn ngôn ngữ và bấm số máy lẻ 1 hoặc 3 với khu vực Miền Bắc & Miền Trung; bấm số máy lẻ 2 với khu vực Miền Nam).

Để được tư vấn chi tiết về lộ trình học tập và quy trình tuyển sinh tại Vinschool, phụ huynh đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY