Quy định chống bạo lực, bắt nạt
QUY ĐỊNH CHỐNG BẠO LỰC, BẮT NẠT
1. MỤC ĐÍCH CỦA QUY ĐỊNH
- Xây dựng một môi trường học đường tích cực, thân thiện, cởi mở giúp hỗ trợ và khuyến khích HS chia sẻ cũng như đẩy lùi hành vi BL/BN;
- Nâng cao nhận thức của toàn trường (bao gồm CBNV, GV, HS, PHHS, KH trong trường…) rằng hành vi BL/BN không được chấp nhận tại Vinschool;
- Cung cấp quy trình phối hợp xử lý/giải quyết và thủ tục ghi nhận/báo cáo khi hành vi BL/BN xảy ra.
2. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ KHI XẢY RA BẠO LỰC/BẮT NẠT
ĐỊNH NGHĨA
Bạo lực là những hành vi cố ý sử dụng vũ lực hoặc quyền lực nhằm xúc phạm, tấn công, quấy rối hay gây thiệt hại cho đối phương về tinh thần, thể chất, tình dục hay vật chất.
Bắt nạt là hành vi sử dụng sức mạnh (thể chất hoặc tinh thần) để đe dọa hoặc làm tổn thương người khác nhằm mục đích kiểm soát hoặc duy trì quyền lực đối với người bị bắt nạt.
Các hình thức BL:
- Bạo lực về vật chất: gồm những hành vi gây thiệt hại về đồ dùng, trang phục, phương tiện đi lại và tiền;
- Bạo lực về thể chất: gồm các hành vi tấn công về mặt thể chất như đá, đấm, đánh, quăng/ném thứ gì đó vào người khác;
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, cử chỉ mang tính chất xúc phạm, dọa nạt, mắng mỏ gây áp lực như dọa dẫm, lăng mạ, làm nhục, bỏ mặc;
- Bạo lực về tình dục: có thể chia ra làm 2 loại cơ bản Quấy rối tình dục và Lạm dụng tình dục:
- Quấy rối tình dục: là bất kỳ lời nói, hành động, cử chỉ có ý nghĩa tình dục; cũng bao gồm những câu nói xúc phạm cố ý, hay bất kỳ những lời nhận xét về tình dục làm nạn nhân cảm thấy bị đe dọa và lăng mạ (lời lẽ gợi dục, gạ gẫm…);
- Lạm dụng tình dục: là hành vi lợi dụng việc nạn nhân không thể đưa ra sự đồng thuận để đạt được mục đích tình dục của mình (ép buộc quan hệ tình dục ngoài ý muốn, cưỡng hiếp, có những hành vi sàm sỡ, sờ mó bất kỳ bộ phận cơ thể nào…).
Các hình thức BN:
- Bắt nạt về vật chất: chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản, lấy hoặc làm hỏng đồ dùng của người khác, trấn lột tiền, đồ trang sức hoặc đồ dùng học tập…;
- Bắt nạt về thể chất: bao gồm tấn công thể chất như đánh, đá, tát, xô đẩy, ném đồ vật vào người, cấu véo, bắt quỳ gối, nhỏ nước bọt…;
- Bắt nạt về tinh thần: Hình thức bắt nạt này được chia làm 4 loại:
- Nhóm hành vi đe dọa, sai khiến người bị bắt nạt;
- Nhóm hành vi tạo cho người khác có cảm xúc nhục nhã để làm niềm vui: Tung tin đồn làm xấu hổ trước đám đông, đặt biệt danh xấu, bình luận khiếm nhã về ngoại hình …;
- Nhóm hành vi gây cô lập khai trừ khỏi nhóm, không cho bạn chơi với mọi người, không cho bạn tham gia vào các hoạt động tập thể;
- Nhóm hành vi thể hiện thái độ coi thường, khinh miệt làm cho người bị bắt nạt tự ti, không tin tưởng vào bản thân (khinh thường bạn vì nghèo, vì học kém, vì xấu…).
- Bắt nạt qua mạng Internet: đăng tải những hình ảnh, video, hoặc những thông tin cá nhân với nội dung sai lệch lên các trang mạng xã hội, trang web hoặc gửi tin nhắn gây tổn thương qua điện thoại, Internet….;
- Bắt nạt về vấn đề chủng tộc: bao gồm phân biệt chủng tộc, phân biệt vùng miền…;
- Bắt nạt tình dục: bao gồm những hành vi động chạm vào vùng nhạy cảm, vùng kín trên cơ thể, có những lời lẽ, hành động gợi dục, gạ gẫm tình dục…
Nguyên tắc xử lý:
- Tất cả CBNV, HS, PHHS & KH trong trường được yêu cầu và khuyến khích thông báo tới Phòng CTHS về hành vi BL/BN . Người thông báo, báo cáo có thể được giấu tên;
- Phòng CTHS tiếp nhận tất cả các khiếu nại và cáo buộc hành vi BL/BN hay các hành vi vi phạm quy định này và báo cáo ngay với BGH Nhà trường; và báo cáo tổng hợp định kỳ trong các cuộc họp theo kế hoạch của nhà trường;
- BGH tiến hành điều tra kỹ lưỡng và đầy đủ cho từng báo cáo về hành vi BL/BN trong trường. Việc điều tra sẽ được thực hiện sớm nhất có thể kể từ khi nhận được thông báo, báo cáo. Kết quả điều tra sẽ được báo cáo theo mẫu (Phụ lục 2 dưới đây). Cán bộ lãnh đạo cơ sở trình kết quả điều tra lên Cán bộ lãnh đạo cấp trên. Các sự vụ bất thường, nghiêm trọng Cán bộ lãnh đạo cơ sở thực hiện báo cáo bất thường tới Lãnh đạo Công ty theo đúng quy định;
- BGH & HĐKL (theo phạm vi phân quyền) sẽ đưa ra quyết định kỷ luật đối với người thực hiện hành vi BL/BN căn cứ theo Nội quy trường học, Quy định về ứng xử dành cho HS, Quy định Nội bộ chung Công ty. Trong các trường hợp BL/BN diễn ra đơn lẻ, không lặp lại, BGH & GVCN sẽ là người đưa ra quyết định xử lý. Những trường hợp BL/BN gây hậu quả nghiêm trọng cần có thêm sự tham gia của cơ quan chức năng;
- BGH & GVCN sẽ cung cấp cho PH về các thông tin liên quan của bất kỳ cuộc điều tra nào bao gồm: bản chất cuộc điều tra, những bằng chứng của việc BL/BN, những hậu quả nếu thông tin về trường hợp BL/BN đã được xác minh;
- PTVHĐ thực hiện tư vấn, cố vấn cho BGH, Phòng CTHS và GV về phương thức hỗ trợ HS bị bắt nạt và HS thực hiện hành vi bắt nạt;
- CBNV, GV, HS, PHHS & KH … báo cáo về hành vi BL/BN và thực hiện đúng quy định này sẽ không phải chịu bất kỳ hậu quả nào phát sinh từ việc không giải quyết được trường hợp BL/BN được báo cáo;
- CBNV, GV, HS… khi phát hiện hoặc nhận được thông báo, báo cáo về hành vi BL/BN mà không thông báo, báo cáo cho Phòng CTHS/Nhà trường hoặc CBNV/HS có các hành vi đồng lõa, cổ vũ, khuyến khích hành vi BL/BN sẽ bị xử lý căn cứ theo Quy định nội bộ chung Công ty (đối với CBNV) và Quy định về ứng xử dành cho HS (đối với HS);
- Cả nạn nhân và người bắt nạt của các trường hợp BL/BN đều được nhận hỗ trợ và hướng dẫn từ GVCN và Phòng CTHS;
- Hình thức xử lý với những trường hợp thông báo, báo cáo giả về hành vi BL/BN:
- HS: sẽ được GVCN, Phòng CTHS nhắc nhở, hỗ trợ (nếu cần thiết), hoặc xử lý theo Quy định ứng xử dành cho HS;
- CBNV: xử lý theo Quy định Nội bộ chung Công ty;
- KH, Nhân viên của đối tác: hình thức xử lý sẽ được quyết định từ việc xem xét tính chất, mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh gây ra sự việc.
3. QUY TRÌNH XỬ LÝ HÀNH VI BẠO LỰC/BẮT NẠT
Trường hợp 1
Hành vi BL/BN đang xảy ra |
Trường hợp 2
Hành vi BL/BN đã xảy ra |
Trường hợp 3
Có nghi ngờ về hành vi BL/BN |
|
Bước 1:
Báo cáo trường hợp BL/BN |
– Người chứng kiến/ được thông báo ngay lập tức báo cho Phòng CTHS.
– Phòng CTHS báo cáo cho BGH, GVCN & PH của những HS liên quan. |
– Người chứng kiến/ được thông báo ngay lập tức báo cho Phòng CTHS .
– Phòng CTHS báo cáo cho BGH, GVCN & PH của những HS liên quan. |
– Người chứng kiến/ người được thông báo đã báo cho Phòng CTHS.
– Phòng CTHS ghi nhận, xem xét, thu thập thông tin và báo cáo cho BGH để điều tra vụ việc. |
Bước 2:
Điều tra, xác thực thông tin |
BGH tổ chức điều tra vụ việc sớm nhất có thể kể từ khi nhận được thông báo, báo cáo. | ||
Nếu thông tin được thông báo là chính xác: HT sẽ trình kết quả điều tra lên CBLĐ trực tiếp. | |||
Nếu thông tin được thông báo không chính xác: BGH/ HĐKL xử lý theo Quy định về BL/BN, Nội quy trường học, Quy định Nội bộ chung Công ty.
Lưu ý: Nếu thông tin được thông báo không chính xác, người báo cáo sẽ không chịu hậu quả. |
|||
Bước 3:
Xử lý |
– BGH/HĐKL (theo phạm vi phân quyền) ra quyết định xử lý người thực hiện hành vi BL/BN căn cứ vào Quy định về BL/BN, Nội quy trường học, Quy định Nội bộ chung Công ty.
– Nếu hành vi BL/BN gây tổn hại ở mức nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. |
||
Bước 4:
Hỗ trợ |
– GVCN/Phòng CTHS/PTVHĐ hỗ trợ HS bị BL/BN và HS thực hiện hành vi BL/BN.
– PTVHĐ có nhiệm vụ tư vấn, cố vấn cho BGH, Phòng CTHS & GV về phương thức hỗ trợ cho HS. |
||
Bước 5:
Kết thúc |
– Phòng CTHS tổng hợp thông tin, lưu giữ hồ sơ liên quan vụ việc BL/BN.
– Phòng CTHS có nhiệm vụ báo cáo cho Nhà trường trong cuộc họp thường kỳ |