fbpx

6+ Phương pháp định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS

Thứ Ba, 09/08/2022, 10:08 (GMT+7)

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS (trung học cơ sở) đang là một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Hãy cùng Vinschool tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm hiểu về tầm quan trọng của việc này cũng như các phương pháp giáo dục hướng nghiệp THCS có hiệu quả cao.

1. Định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 9 có phải quá sớm?

Có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc có nên định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS hay không, đặc biệt là học sinh lớp 9. Trên thực tế, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 9 là điều cần phải sớm thực hiện vì nhiều lý do.

Xét về tâm sinh lý, đây là thời điểm “chín muồi” khi học sinh đã dần hình thành tính cách, tư duy, lối suy nghĩ cá nhân, đam mê cũng như hiểu rõ của bản thân mình. Việc sớm thực hiện các công tác hướng nghiệp sẽ góp phần giúp các bạn định hình năng lực dựa trên nền tảng vốn có, khoanh vùng được phạm vi ngành nghề, từ đó xác định được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.

Kế đến, đây là xu hướng thường thấy tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, chẳng hạn như Mỹ, Anh, Nhật, Hàn, Singapore,… Các trường trung học tại các quốc gia này đã triển khai giáo dục hướng nghiệp từ rất sớm nhằm tạo điều kiện tối đa để học sinh xác định được ngành nghề mà mình muốn theo đuổi trong tương lai. Qua đó, học sinh sẽ giảm thiểu được những rủi ro khi chọn sai phân luồng môn học ở THPT, xa hơn là ngành học ở Đại học và việc làm sau tốt nghiệp.

Xem ngay: 5 Điều bạn trẻ cần biết khi định hướng nghề nghiệp cá nhân 

2. Mục đích và tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS có tầm quan trọng rất lớn đối với việc hình thành mục tiêu, tích cách, định hướng của các bạn. Đây cũng là cơ sở để các bạn tập trung trau dồi những kỹ năng và bồi dưỡng những kiến thức cần thiết. Chính vì thế, phương pháp giáo dục hướng nghiệp THCS là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà trường và phụ huynh. Thông qua công tác này, học sinh sẽ có thể:

  • Nâng cao kỹ năng tự nhận thức bản thân: Học sinh sẽ biết mình có niềm yêu thích đặc biệt, đam mê hay năng lực, tố chất nổi bật nào. Đây là bước đầu để học sinh định hình được hướng đi trong tương lai, trước mắt chính là việc chọn khối học ở bậc THPT.
  • Trải nghiệm với nhiều ngành nghề khác nhau: Việc để học sinh THCS trải nghiệm nhiều ngành nghề, công việc đa dạng sẽ giúp các bạn ý thức được bản thân phù hợp với lựa chọn nào nhất. Từ đó, học sinh sẽ khoanh vùng được những môn học, kỹ năng cần tập trung phát triển.
  • Hình dung được nghề nghiệp trong tương lai: Học sinh sẽ biết được đặc trưng, nhiệm vụ cụ thể của công việc mình lựa chọn là gì thông qua các buổi hướng nghiệp. Các bạn cũng sớm biết được mình phải chuẩn bị những gì để có thể gắn bó lâu dài với lựa chọn đó.
  • Xây dựng kế hoạch học tập tốt nhất cho bậc THPT: Khi đã xác định được mục tiêu cần hướng đến, học sinh sẽ không gặp nhiều khó khăn khi chọn khối học ngay từ năm lớp 10. Qua đó, các bạn cũng kiên định hơn với lựa chọn của mình để không gặp tình trạng “bỏ dở” giữa chừng.

3. Một số cách định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS cần được thực hiện đúng phương pháp, đúng thời điểm để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Các hoạt động hướng nghiệp có thể được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau, kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành. Điều đó sẽ tạo hứng thú cho học sinh và không khiến các bạn cảm thấy hoang mang, áp lực.

3.1. Tổ chức buổi tọa đàm hướng nghiệp

Tổ chức các buổi tọa đàm cũng là phương pháp giáo dục hướng nghiệp THCS được nhiều nhà trường áp dụng vì tính hiệu quả cao. Có thể hiểu tọa đàm hướng nghiệp là một buổi trao đổi, thảo luận về định hướng, mục tiêu, giới thiệu về một số ngành nghề cụ thể. Tại đó, bên cạnh sự tham gia của học sinh còn có sự trao đổi của những nhà tư vấn nghề nghiệp hay những chuyên gia trong ngành.

Những buổi tọa đàm là cơ hội tốt để học sinh THCS
Những buổi tọa đàm là cơ hội tốt để học sinh THCS tiếp cận phương pháp giáo dục hướng nghiệp

Các buổi tọa đàm này có thể được tổ chức với nhiều quy mô khác nhau, đó có thể là phạm vi lớp học, khối học hay rộng hơn là toàn trường. Nhà trường thường phối hợp với những đơn vị giáo dục uy tín hoặc những doanh nghiệp tại địa phương, trong nước hay quốc tế. Với phương pháp này, học sinh sẽ có cơ hội giao lưu với những chuyên gia trong ngành hoặc những người đi trước để có góc nhìn tổng quan hơn về ngành nghề mình muốn lựa chọn. Qua đó, sớm xác định được bản thân có thật sự phù hợp với lựa chọn đó hay không.

3.2. Hướng nghiệp thông qua hoạt động thể thao hoặc esports

Phương pháp này có thể hiểu là cách nhà trường tổ chức các môn thể thao truyền thống hoặc các môn thể thao điện tử để hướng nghiệp cho các bạn học sinh. Phương pháp này khá mới và nhiều quan điểm vẫn cho rằng việc chơi thể thao hay chơi game đều không mang đến cho học sinh một tương lai sáng lạn. Tuy nhiên, với sự phát triển hiện nay của các bộ môn thể thao cũng như thể thao điện tử, có thể nói, đây là cũng là một cách để giúp học sinh tìm ra và theo đuổi đam mê của mình.

Hướng nghiệp qua các hoạt động thể thao
Hướng nghiệp qua các hoạt động thể thao, esports cũng được nhiều trường áp dụng

Ngoài ra, đây cũng là cách để thầy cô xác định được tính cách và thiên hướng xử lý vấn đề của học sinh, từ đó đưa ra được những lời khuyên nghề nghiệp phù hợp với các bạn. Ví dụ: Khi tham gia trò chơi, một học sinh biết cách dẫn dắt đội nhóm, tổ chức chiến lược để giành chiến thắng là người có tố chất lãnh đạo.

3.4. Tham gia các hoạt động ngoại khóa

Các hoạt động ngoại khóa sẽ là cơ hội tuyệt vời để học sinh nuôi dưỡng sở thích, phát triển đam mê và kết nối với những bạn bè có chung mối quan tâm. Các hoạt động này có thể được tổ chức ngay tại khuôn viên trường học hoặc tại một cơ sở, doanh nghiệp nào đó. Hoặc đó cũng có thể là một buổi ngoại khóa, dã ngoại, cắm trại để học sinh có dịp khám phá thế giới, khám phá năng lực của bản thân mình.

Tham gia các hoạt động ngoại khóa
Tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng là cách định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS

Đây cũng là độ tuổi mà học sinh có nhu cầu thể hiện bản thân mình. Nên nếu có cơ hội tham gia những hoạt động ngoại khóa, học sinh sẽ bộc lộ những tính cách, tố chất không thể thể hiện trong phạm vi lớp học. Dựa vào việc quan sát, giáo viên có thể đưa ra những nhận định và lời khuyên đúng đắn để học sinh hiểu hơn về bản thân mình, từ đó lựa chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Ngoài ra, tham gia các CLB tại trường cũng là cơ hội tốt để học sinh tìm hiểu và nuôi dưỡng định hướng nghề nghiệp của mình. Các CLB được thành lập với sự tham gia của các nhóm bạn có chung sở thích, đam mê. Do đó, đây là nơi để các bạn tìm hiểu sâu hơn về những điều mình quan tâm. Ví dụ: Khi tham gia CLB âm nhạc, các bạn sẽ được học nhạc lý, thành lập ban nhạc theo đúng sở trường của mình. Từ đó, học sinh có thể nâng cao kỹ năng trình diễn và cải thiện khả năng ca hát của mình và xa hơn là theo đuổi đam mê này.

3.5. Công cụ hỗ trợ giáo dục hướng nghiệp THCS

Công nghệ phát triển kéo theo đó là sự xuất hiện của nhiều công cụ bổ trợ cho quá trình dạy và học, trong đó có cả công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Một số ứng dụng trực tuyến có thể hỗ trợ rất tốt cho việc tư vấn hướng nghiệp, chẳng hạn như Career Planner. Với ứng dụng này, học sinh sẽ có thể làm một số bài trắc nghiệm tính cách, trắc nghiệm sở thích,… để từ đó xác định mức độ phù hợp của mình với phân luồng môn ở bậc THPT.

Bên cạnh đó còn có sự ưu việt của phương pháp sinh trắc vân tay – một phương pháp được ưa chuộng trên thế giới. Phương pháp này sẽ phân tích hình dạng, độ dài và mật độ của các dấu vân tay. Các nhà khoa học sẽ thông qua sự liên kết bẩm sinh giữa các dấu vân tay để tìm ra những phẩm chất và tài năng tiềm ẩn của mỗi cá nhân. Điều này sẽ rất phù hợp với những bạn học sinh chưa biết rõ về bản thân mình.

Một số trang web mà học sịnh có thể sử dụng để kiểm tra ngay có thể kể đến như:

3.6. Giáo dục hướng nghiệp THCS thông qua sách

Sách không chỉ cung cấp cho các bạn học sinh những kiến thức vô tận mà còn là công cụ đắc lực để học sinh tìm ra định hướng cho riêng mình. Việc hướng nghiệp qua sách có thể hiểu là cách học sinh dựa vào những thông tin, chia sẻ, kinh nghiệm của tác giả để tìm ra những điểm tương đồng với bản thân nhằm định hình rõ mong muốn, mục tiêu của mình.

Giáo dục hướng nghiệp cần được thực hiện bằng nhiều hình thức
Giáo dục hướng nghiệp cần được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau

Một điều cần lưu ý là không nên tặng cho học sinh THCS những cuốn sách kiến thức khô khan, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Thay vào đó, hãy tặng cho các bạn những cuốn sách chia sẻ của những người nổi tiếng, những người thành đạt trong lĩnh vực mà các bạn thích. Chẳng hạn như những cuốn sách sau:

  • 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt (Sean Covey): Gói gọn những thói quen, kỹ năng cần có của một người trẻ mong muốn gặt hái thành công trong tương lai.
  • Tớ học lập trình – Làm quen với Python (Louie Stowell và Rosie Dickins): Dành cho học sinh yêu thích lập trình, muốn tìm hiểu về ngôn ngữ và các công việc liên quan đến lập trình.
  • Siêu Nhí Hỏi Nhà Khoa Học Trả Lời (Robert Winston): Tổng hợp những câu hỏi liên quan của các bạn học sinh trên thế giới gửi đến Robert Winston về vạn vật xung quanh.
  • Tôi Tài Giỏi – Bạn Cũng Thế (Adam Khoo): Chứa đựng những kinh nghiệm, chia sẻ, tâm sự của tác giả trong hành trình kiến tạo thành công cho riêng mình.

4. Sai lầm khi hướng nghiệp cho học sinh THCS

Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS không thể đạt được hiệu quả nếu không có sự phối hợp của phụ huynh và học sinh với nhà trường. Nếu như trước đây, công tác hướng nghiệp này sẽ được dạy xen kẽ với nội dung môn học thì hiện nay, đây là một hoạt động giáo dục quan trọng trong chương trình dạy và học. Do đó, nhiều phụ huynh và học sinh vẫn còn khá mơ hồ với khái niệm này, nên sẽ gặp một số sai lầm khi định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS.

Những sai lầm thường gặp của phụ huynh đối với việc hướng nghiệp THCS:

  • Thứ nhất, nhiều phụ huynh vẫn cho rằng việc hướng nghiệp đối với độ tuổi này là quá sớm nên thường “xem nhẹ” tầm quan trọng của việc này. Một số khác thì chỉ thực hiện một cách qua loa hoặc cũng không có nhiều kinh nghiệm để định hướng đúng cho con. Điều này dẫn đến việc trẻ không “mặn mà” với việc nghiêm túc suy nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp của mình.
  • Thứ hai, ngược lại với nhóm trên, một số phụ huynh lại lấy lý do này để áp đặt suy nghĩ, định hướng của mình lên con mà không quan tâm đến năng lực thực tế của con. Số khác thì muốn con theo đuổi những ngành khó như bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư mà ép con học rất nhiều để đạt điểm số cao. Trên thực tế, con số này rất nhiều và hệ quả của nó là nhiều bạn phải tạm gác lại đam mê của mình để đi theo mong muốn của ba mẹ.

Những lối suy nghĩ sai lầm của học sinh khi hướng nghiệp từ bậc THCS:

  • Lối suy nghĩ “tới đâu hay tới đó”: Bởi lẽ học sinh nghĩ rằng cấp 2 vẫn còn quá sớm để nghĩ đến việc học gì, làm gì. Các bạn vẫn còn muốn “chơi trước, tính sau”. Vì lẽ đó, các bạn không có thái độ nghiêm túc đối với việc định hướng nghề nghiệp từ bậc THCS mà muốn để việc đó sang giai đoạn cấp 3.
  • Lối suy nghĩ lo âu thái quá: Một số bạn tuy vẫn ý thức được tầm quan trọng của việc hướng nghiệp, nhưng lại tỏ ra lo lắng, sợ sệt và không biết nên làm gì. Số khác lại đưa ra những quyết định rất vội vàng mà quên mất việc xem xét sự tương thích giữa năng lực cá nhân với đặc trưng nghề nghiệp.
  • Lối suy nghĩ ý kiến của ba mẹ là trên hết: Nhiều bạn vì chưa biết bản thân muốn gì nên cứ thế mà nghe theo sự sắp đặt của ba mẹ. Hoặc các bạn cũng không dám bày tỏ chính kiến vì ngại ngùng với phụ huynh. Điều này không hẳn là không tốt, nhưng nó vô tình khiến cho học sinh quên mất điều bản thân thật sự muốn đạt được.

5. Lưu ý giúp học sinh THCS có thể hướng nghiệp cho mình

Khi thực hiện phương pháp giáo dục hướng nghiệp THCS, chúng ta cần phải lưu ý những nguyên tắc nào? Để tìm hiểu về điều này, hãy cùng Vinschool tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!

  • Trước tiên, học sinh THCS cần phải tìm hiểu về các khối học hiện có và xem xét những ngành nghề thuộc khối đó. Hiện, theo chương trình giáo dục quốc gia hiện hành có 5 khối chính mà các bạn có thể lựa chọn, bao gồm: A (Toán, lý hóa), B (Toán, Hóa, Sinh), C (Văn, Sử, Địa), D (Toán, Anh, Văn), H (Nghệ thuật). Theo chương trình giáo dục quốc tế, có 6 mô hình môn học thuộc 6 lĩnh vực, gồm Lĩnh vực Ngôn ngữ, Lĩnh vực Khoa học Xã hội, Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ thông tin, Lĩnh vực Toán, Lĩnh vực Nghệ thuật, và Lĩnh vực Giáo dục cá nhân.
  • Kế đến, các bạn hãy chọn khối phù hợp với mình nhất và xây dựng kế hoạch học tập tương ứng. Theo đó, ngay từ khi học lớp 9 hay mới vào lớp 10, học sinh sẽ xác định những môn cần tập trung để tích lũy kiến thức và kỹ năng cần thiết.
  • Tiếp theo, các bạn cũng cần bồi dưỡng một số kỹ năng như kỹ năng phản biện. Kỹ năng này sẽ cho phép các bạn tự vấn lại bản thân để biết mình thích, ghét, giỏi, dở những gì cũng như giúp bạn tự đặt ra nhiều câu hỏi để kiểm nghiệm trước khi đưa ra quyết định.
  • Thêm nữa, khả năng thấu cảm cũng là điều học sinh cần phải có khi hướng nghiệp. Khi có khả năng này, bạn sẽ nắm bắt được các công việc một cách nhanh chóng hơn, cũng như biết được năng lực giới hạn của bản thân.
  • Cuối cùng là suy nghĩ độc lập của chính bạn. Chỉ có bạn mới biết được năng lực mình đến đâu chứ không phải người khác. Có được một suy nghĩ độc lập, bạn mới có thể tự tin và kiên định với lựa chọn của mình và không bị “lung lay” bởi những tác động bên ngoài.

Xem thêm ngay: 7 Bước hướng nghiệp cho học sinh THPT chọn đúng ngành nghề 

6. Hướng nghiệp cho học sinh THCS cùng Vinschool

Vinschool tự hào là nơi ươm mầm của nhiều thế hệ học sinh tài năng, chủ động, tự tin và bản lĩnh để đón đầu những đổi thay của xã hội. Các Vinsers vừa được tiếp cận nền giáo dục tiên tiến ngay trong nước vừa được trau dồi những kỹ năng cần thiết để trở thành một công dân toàn cầu tài giỏi.

Tại Vinschool, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS được thực hiện xuyên suốt quá trình dạy và học. Công tác giáo dục hướng nghiệp không chỉ được diễn ra trong phạm vi lớp học mà còn được mở rộng và thực hiện bởi một đội ngũ Cố vấn học tập dày dạn kinh nghiệm. Các thầy cô sẽ là người định hướng ngành nghề, cố vấn chiến lược học tập, lộ trình học cấp 3, cách ứng tuyển Đại học trong & ngoài nước và phát triển các kỹ năng cá nhân cho học sinh.

Tại Vinschool, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS được thực hiện xuyên suốt
Tại Vinschool, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS được thực hiện xuyên suốt quá trình dạy và học

Bên cạnh đó, các Vinsers còn được tạo điều kiện để tìm hiểu về những thông tin liên quan đến ngành nghề, xu hướng nghề nghiệp, những dự báo về nguồn lao động trong tương lai thông qua Cẩm nang Hướng nghiệp. Phòng Cố vấn học tập của các cơ sở cũng thường xuyên tổ  chức các ngày hội trải nghiệm ngành nghề, tuần lễ Kiến tập, hội thảo phát triển kỹ năng nhằm giúp học sinh sớm có những trải nghiệm quý báu ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chương trình giáo dục phổ thông của Vinschool cũng là một lợi thế để các bạn có nền tảng kiến thức và kỹ năng cần có của thế kỷ 21. Điểm nổi bật trong mô hình chương trình của Vinschool là sự chú trọng vào việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng – phẩm chất cho học sinh. Thông qua chương trình học được kế thừa từ những tinh túy của Bộ GD&ĐT kết hợp với chương trình quốc tế Cambridge, học sinh sẽ được phát triển trong môi trường toàn diện, sáng tạo, khoa học và bài bản.

Các Vinsers sẽ được tạo điều kiện tối đa để theo đuổi đam mê
Các Vinsers sẽ được tạo điều kiện tối đa để theo đuổi đam mê của mình

Mỗi năm học, nhà trường sẽ đưa ra khoảng 50 môn học khác nhau để đáp ứng nhu cầu về hướng nghiệp đa dạng, cũng như nhu cầu phát triển năng lực chuyên môn của từng học sinh. Những môn học này được kết hợp với nhiều hình thức giảng dạy linh hoạt nhằm mang đến cho học sinh những trải nghiệm thực tế nhất. Đó có thể là một buổi hoạt động ngoại khóa, một buổi tọa đàm với các nhà lãnh đạo trong nước & quốc tế hoặc một buổi triển lãm do chính học sinh tổ chức.

Quý phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu thêm thông tin về chương trình THCS tại Vinschool vui lòng truy cập TẠI ĐÂY hoặc bấm số 18006511 (bấm chọn ngôn ngữ và bấm số máy lẻ 1 hoặc 3 với khu vực Miền Bắc & Miền Trung; bấm số máy lẻ 2 với khu vực Miền Nam).

Để được tư vấn chi tiết về lộ trình học tập và quy trình tuyển sinh tại Vinschool, phụ huynh đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY

Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS cần được nhà trường phối hợp chặt chẽ với phụ huynh. Công tác đó nên được thực hiện đúng lúc, đúng phương pháp để giúp học sinh sớm xây dựng được mục tiêu nghề nghiệp của mình, qua đó, thiết lập được kế hoạch học tập và bồi dưỡng đúng đắn.