Cách rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn cho trẻ dễ dàng, hiệu quả
Sự tự tin là chìa khóa dẫn lối cho sự thành công và làm chủ mọi tình huống trong cuộc sống. Dạy trẻ các kỹ năng và tạo môi trường rèn tính tự tin – mạnh dạn cho trẻ sẽ giúp con phát huy tối đa năng lực của bản thân. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số cách phụ huynh có thể áp dụng cho con và các yếu tố lựa chọn môi trường học tập giúp trẻ phát triển sự tự tin, mạnh dạn
1. Những điều phụ huynh nên làm giúp trẻ luôn mạnh dạn và tự tin
1.1. Thường xuyên khích lệ, khen ngợi, cổ vũ, động viên con
Để giúp trẻ phát triển sự tự tin, việc thường xuyên khích lệ, khen ngợi, cổ vũ và động viên là vô cùng quan trọng. Bằng cách này, trẻ sẽ cảm thấy được ủng hộ và yêu thương, từ đó xây dựng sự tự tin cho bản thân.
Khích lệ đồng nghĩa với việc khuyến khích trẻ cảm thấy thoải mái khi thể hiện ý kiến và quan điểm của mình. Phụ huynh nên thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ thể hiện những suy nghĩ, ý tưởng và sáng tạo một cách tự do, từ đó trẻ cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng vào khả năng của mình. Bên cạnh đó, khi trẻ thành công với một nhiệm vụ dù lớn hay nhỏ, những lời khen chân thành từ phụ huynh sẽ là cách ghi nhận nỗ lực của trẻ, giúp con cảm thấy có động lực, tự tin trước mọi thử thách mới.
1.2. Thường xuyên trò chuyện cùng con
Thường xuyên trò chuyện cùng con không chỉ là cách thúc đẩy sự giao tiếp mà còn giúp trẻ phát triển sự tự tin. Khi phụ huynh dành thời gian lắng nghe và tương tác với con về những chủ đề mà trẻ quan tâm, những chuyện về tình hình lớp học, mối quan hệ với bạn bè,… chính là cơ hội cho trẻ thể hiện ý kiến và suy nghĩ của mình. Điều này giúp tạo nên môi trường an toàn và đáng tin cậy – nơi trẻ có thể chia sẻ những ý tưởng và cảm xúc đã và đang trải qua.
Khi cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng, trẻ sẽ dần xây dựng được sự tự tin trong việc thể hiện ý kiến của mình. Việc biết rằng những suy nghĩ của mình đều được coi trọng, trẻ không ngần ngại khi tham gia vào các cuộc thảo luận, đặt câu hỏi và thể hiện quan điểm riêng. Những kỹ năng này không chỉ hỗ trợ cho sự phát triển cá nhân của trẻ mà còn sẽ rất hữu ích trong tương lai khi cần phải tương tác và làm việc với người khác.
1.3. Rèn luyện khả năng độc lập cho trẻ
Rèn luyện khả năng độc lập cho trẻ là một yếu tố không thể thiếu để giúp trẻ phát triển sự tự tin. Khi trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để thực hiện các hoạt động một cách độc lập từ sớm sẽ dần học cách tự tin, chủ động sắp xếp và xử lý các tình huống trong khả năng của mình.
Độc lập sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý thời gian, từ đó tạo ra sự tự tin khi đối mặt với những thử thách và khó khăn. Khi đối mặt với những tình huống phức tạp, trẻ sẽ học được cách suy nghĩ logic và định hình quan điểm của mình. Từ đó, trẻ sẽ tự tin hơn trong việc thể hiện ý kiến và đối mặt với những quyết định lớn trong cuộc sống.
Trẻ mầm non có thể tự làm các việc nhỏ với sự hướng dẫn của cha mẹ như gấp quần áo, dọn nhà, chơi với em… Mức độ khó của công việc tăng dần theo tuổi sẽ rèn cho bé tính tự lập cao trong cuộc sống và luôn tự tin mình làm được mọi việc.
1.4. Khuyến khích các hoạt động thể thao và thể chất
Thông qua luyện tập các môn thể thao như đá bóng, bóng rổ, bơi, đi xe đạp, võ thuật… trẻ sẽ luôn được tạo cơ hội đối diện với các thử thách, quyết tâm nâng cao khả năng thi đấu để đạt được mục tiêu. Từ đó, trẻ phát hiện ra năng lực, thế mạnh của bản thân, biết chấp nhận và tìm cách cải thiện những điểm yếu.
Bên cạnh đó, khi sở hữu năng lực thể chất vượt trội, trẻ cũng sẽ mạnh dạn tham gia mọi hoạt động vận động, vui chơi hay thi đấu. Vì vậy, khuyến khích trẻ hoạt động thể thao là cách hữu ích để trang bị sự tự tin, mạnh dạn cho trẻ.
1.5. Ủng hộ cho những nỗ lực theo đuổi một sở thích, phát triển tài năng cá nhân của trẻ
Việc ủng hộ những nỗ lực của trẻ trong việc phát triển sở thích và tài năng cá nhân là chìa khóa giúp trẻ phát triển sự tự tin một cách bền vững. Khi đạt được những thành tựu và tiến bộ trong lĩnh vực mà trẻ yêu thích, đồng thời cảm nhận thấy sự thấu hiểu và tôn trọng sở thích của mình từ người lớn, trẻ sẽ luôn cảm thấy hào hứng. Từ đó hình thành suy nghĩ tin vào bản thân và dễ dàng hơn trong việc vượt qua khó khăn, thử thách.
Cha mẹ nên tìm hiểu tài năng cá nhân của con mình để phát triển, tự tin thể hiện trong cuộc sống. Xem thêm tại đây: “11 Cách nhận biết tài năng của trẻ – phụ huynh dễ dàng định hướng con
Khuyến khích con tham gia các CLB năng khiếu như MC, mỹ thuật, âm nhạc, nhảy múa, ngoại ngữ … tùy theo sở thích, đam mê của con cũng sẽ tạo điều kiện cho trẻ tự tin thể hiện bản thân và luôn tích cực, lạc quan, vui vẻ. Phụ huynh tham khảo tại bài viết “Làm thế nào để giúp con trẻ phát triển tài năng?” để hiểu thêm về cách phát triển tài năng cho trẻ.
1.6. Cho con tham gia các hoạt động xã hội, tăng cường giao lưu bạn bè
Các hoạt động xã hội, sinh hoạt ngoại khóa là điều kiện để trẻ tiếp xúc và hòa nhập với nhiều bạn bè mới, giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, làm quen và giao tiếp với người khác. Kỹ năng này giúp trẻ cảm thấy thoải mái trong các tình huống xã hội và tự tin tạo dựng mối quan hệ tốt với người khác.
Phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn nội dung chương trình và địa điểm phù hợp với con, cùng tham gia ở những lần đầu tiên để tạo cảm giác an toàn cho trẻ.
1.7. Không so sánh con với ai khác
Mỗi người là một bản thể riêng, không hề giống nhau, thay vì so sánh con với người khác, phụ huynh hãy khen ngợi những điểm tốt của trẻ để phát huy và đồng thời phân tích, nhắc nhở nhẹ nhàng những sai phạm để trẻ không bị tự ti về bản thân.
2. Các yếu tố lựa chọn môi trường học tập giúp trẻ phát triển sự tự tin
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Journal of Applied Developmental Psychology” (Tạp chí Tâm lý Phát triển Ứng dụng) về mối liên quan tích cực giữa mức độ tự tin và kết quả học tập của trẻ: trẻ có mức độ tự tin cao hơn thường có xu hướng đối mặt với các nhiệm vụ khó khăn hơn, có khả năng tự quản lý và khả năng tập trung hơn trong hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Vì thế lựa chọn môi trường học tập có những yếu tố như thế nào để xây dựng sự tự tin cho trẻ là điều phụ huynh cần lưu tâm.
2.1. Phương pháp giáo dục hiện đại – Luôn lấy trẻ làm trung tâm
Phương pháp giáo dục hiện đại, trong đó trẻ luôn được đặt vào trung tâm của quá trình học tập giảng dạy sẽ có tác động tích cực đến việc phát triển sự tự tin của trẻ. Với phương pháp này, trẻ sẽ được tham gia tích cực trong các hoạt động học tập và được tạo điều kiện thể hiện quan điểm, ý kiến và ý tưởng của mình một cách tự tin.
Phương pháp này còn khuyến khích trẻ tìm hiểu và khám phá kiến thức một cách chủ động. Khi trẻ được tìm hiểu sâu hơn về chủ đề mình quan tâm, trẻ sẽ phát triển khả năng tư duy phân tích và giải quyết vấn đề. Điều này góp phần vào cải thiện sự tự tin trong khả năng nắm bắt thông tin và giải quyết các tình huống phức tạp.
2.2. Học tập dựa trên năng lực, chuẩn đầu ra phù hợp với độ tuổi
Môi trường học tập dựa trên năng lực khuyến khích trẻ tìm kiếm cách giải quyết vấn đề riêng, thay vì chỉ tập trung vào việc tuân theo chỉ dẫn. Điều này thúc đẩy tư duy sáng tạo và khám phá, từ đó giúp trẻ phát triển sự tự tin trong việc đối mặt với những thách thức mới.
Tại Mầm non Vinschool, chương trình giảng dạy và đánh giá được thiết kế dựa trên bộ chuẩn năng lực. Điều này giúp trẻ trang bị các năng lực cần thiết cho thế kỷ 21 bởi các chuyên gia quốc tế, xây dựng lộ trình học cho trẻ từ 18 tháng theo chuẩn năng lực ở từng độ tuổi.
2.3. Học tập thông qua vui chơi trải nghiệm
Vui chơi là chìa khóa cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là sự tự tin. Học tại Vinschool, học sinh được tham gia các hoạt động học tập tại được tổ chức dưới hình thức vui chơi, trải nghiệm nhằm thu hút và tạo sự hứng thú cho trẻ, giúp trẻ có cơ hội khám phá và trải nghiệm thế giới xung quanh.
Khi tham gia vào các hoạt động vui chơi và trải nghiệm, trẻ học cách làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng và tương tác với nhau. Điều này xây dựng khả năng giao tiếp và kỹ năng xã hội, từ đó giúp trẻ tự tin hơn trong việc tương tác xã hội.
2.4. Trường học có tổ chức nhiều hoạt động học tập ngoài lớp học
Tại Mầm non Vinschool, xuyên suốt năm học, học sinh được tham gia các hoạt động, sự kiện đa dạng và liên tục như: Hội xuân, Edurun, Sports Week, Ngày Hạnh phúc, Bảo vệ môi trường, Lễ hội mùa hè… Tham gia vào các hoạt động sự kiện như diễn thuyết, biểu diễn nghệ thuật, hoặc trình bày dự án,… giúp trẻ trải nghiệm việc thể hiện ý kiến và ý tưởng của mình trước đám đông.
Khi nhận được sự chú ý và phản hồi tích cực, trẻ cảm thấy tự tin hơn về khả năng của mình. Từ việc thể hiện ý kiến, vượt qua sự lo ngại, đối mặt với thách thức và xây dựng mối quan hệ, trẻ có cơ hội phát triển một cách toàn diện và tự tin hơn trong cuộc sống.
2.5. Các câu lạc bộ Ngoại khóa bổ ích phát huy sở thích tài năng
Các câu lạc bộ ngoại khóa bổ ích là nơi trẻ phát triển sự tự tin một cách toàn diện khi được khám phá tài năng, đối mặt với thách thức, xây dựng kỹ năng xã hội và tự thể hiện. Các CLB ngoại khóa tại Vinschool được xây dựng với mục tiêu phát huy tiềm năng của trẻ và trang bị các kỹ năng công dân toàn cầu, xoay quanh hầu hết các sở thích và kiến thức cần thiết cho trẻ như: Nghệ thuật, Khoa học, Ngôn ngữ, Thể thao, v.v
Mạnh dạn và tự tin sẽ góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện trong học tập và cuộc sống, tự chủ và dễ dàng thành công hơn. Để rèn tính tự tin – mạnh dạn cho trẻ phụ huynh cần tạo ra môi trường học tập ủng hộ hiệu quả cũng như động viên và truyền đạt cho trẻ những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng đối mặt với cuộc sống.