fbpx

11 Cách nhận biết tài năng của trẻ – phụ huynh dễ dàng định hướng con

Thứ Bảy, 11/06/2022, 21:06 (GMT+7)

Mỗi trẻ đều có tài năng ẩn chứa ở một hoặc vài lĩnh vực. Do vậy, nếu phụ huynh có cách nhận biết tài năng của trẻ từ sớm thì tài năng của các em sẽ được vun đắp, phát triển kịp thời. Bài viết dưới đây của Vinschool gợi ý cho cha mẹ 11 cách để nhận biết tài năng của trẻ.

1. Quan sát niềm đam mê tự nhiên của con

Đây là cách nhận biết tài năng của trẻ điển hình nhất mà cha mẹ nào cũng có thể thực hiện. Cha mẹ dễ dàng nhận diện được đam mê và năng khiếu của trẻ khi quan sát con tập trung làm việc gì đó. Trẻ sẽ dành toàn bộ năng lượng và sự tò mò mãnh liệt vào điều mà chúng thực sự quan tâm. Đó là dấu hiệu cho thấy trẻ có năng khiếu đặc biệt.

Quan sát cách trẻ tập trung làm một việc
Quan sát cách trẻ tập trung làm một việc nào đó, cha mẹ có thể nhận định về tài năng của con tương đối chính xác

Ví dụ, trẻ có thói quen sắp xếp đồ chơi hoặc các vật dụng theo cặp đôi, hàng lối, màu sắc, hình dạng hoặc kích thước cho thấy trẻ thích những thứ theo trật tự, có tổ chức. Trong giáo dục năng khiếu, đây là dấu hiệu của trẻ có tư duy phân tích, tổ chức tốt. Đồng thời đây cũng là biểu hiện của trẻ có tài năng về khoa học và toán học.

Với những trẻ có năng khiếu mỹ thuật, trẻ thể hiện rõ sự thích thú khi tham gia vào các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, nặn đất sét, điêu khắc… Đôi khi trẻ còn tập trung tới mức không để ý những hoạt động diễn ra xung quanh.

2. Lưu ý các môn học điểm cao, con thể hiện năng khiếu trong lĩnh vực cụ thể

Tài năng của trẻ có mối liên hệ mật thiết tới tính chất của môn học. Ví dụ, trẻ đạt thành tích tốt môn thể dục cho thấy con có tài năng vận động rõ rệt. Trẻ ưa thích các hoạt động thể chất, thực hiện chúng một cách dễ dàng và đạt được kết quả cao hơn so với các bạn.

Năng khiếu của trẻ thể hiện ở một hoặc vài môn học
Năng khiếu của trẻ thể hiện ở một hoặc vài môn học mà trẻ đạt thành tích tốt tại các môn học đó

Ngược lại, có những trẻ dù thành tích môn thể dục chỉ đạt mức trung bình nhưng các môn khoa học như Toán hay Tin học lại vượt trội. Nếu quan sát thấy trẻ có niềm đam mê với các con số, mô hình, biểu đồ và khả năng tính toán nhanh chứng tỏ con có tài năng toán học/logic.

3. Đánh giá trong cách con trẻ trò chuyện, giao tiếp

Trẻ có tài năng giao tiếp thường có vốn từ vựng phong phú và có khả năng tham gia vào các cuộc hội thoại từ sớm. Tùy vào độ tuổi mà ngôn từ của trẻ sẽ có sự phát triển dần theo thời gian.

Quá trình giao tiếp bộc lộ tài năng ngôn ngữ
Quá trình giao tiếp bộc lộ tài năng ngôn ngữ và cách thể hiện cảm xúc của trẻ

Cha mẹ sẽ nhận thấy trẻ có xu hướng sử dụng nhiều từ ghép, kể cả những từ mang tính tượng hình, tượng thanh (như “rì rầm”, “ầm ầm”, “í ới”) trong giao tiếp hàng ngày. Đồng thời, trẻ cũng biết đưa ra các phép so sánh để biểu đạt ý nghĩa của câu nói.

Ví dụ, trước đây trẻ chỉ nói được câu “con thương mẹ/con yêu mẹ”. Bây giờ trẻ có thể nói “con thương mẹ/con yêu mẹ như…” (một đồ vật hoặc con vật mà trẻ cực kỳ yêu thích) để thể hiện diễn tả tình yêu của chúng với mẹ nhiều ra sao.

4. Đánh giá trẻ có nhiều kiến thức về thế giới xung quanh

Những đứa trẻ tài năng thường liên tục đặt câu hỏi về môi trường sống và các hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Trẻ sẽ tò mò về những gì các con cảm nhận được, nghe, nhìn, ngửi và nếm.

Ví dụ, khi nghe một bài hát, trẻ có thể đặt ra những câu hỏi về người sáng tác bài hát, người biểu diễn hay ý nghĩa của bài hát. Hoặc khi quan sát một cái cây, trẻ sẽ thắc mắc vì sao lá cây có màu xanh, cây hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào để lớn lên?

Trẻ ham học hỏi và tò mò về thế giới xung quanh
Trẻ ham học hỏi và tò mò về thế giới xung quanh cảm thấy thích thú khi các câu hỏi của mình được giải đáp

Trong quá trình học, trẻ có tài năng thường không bằng lòng với việc chỉ học những gì cần thiết để làm tốt bài kiểm tra hoặc hoàn thành bài tập về nhà. Sự tò mò của trẻ vượt ra khỏi phạm vi của bài học. Vì thế, trẻ sẽ đặt ra nhiều câu hỏi để tìm hiểu rõ hơn về mọi thứ xung quanh.

5. Quan sát khả năng xử lý vấn đề của các em

Quan sát khả năng xử lý vấn đề cũng là một trong những cách nhận biết tài năng của trẻ hữu hiệu mà cha mẹ cần lưu ý. Biểu hiện của trẻ có năng khiếu xử lý vấn đề thể hiện ở các điểm:

  • Trẻ đưa ra nhiều hơn 1 giải pháp cho 1 vấn đề.
  • Suy nghĩ và có hướng giải quyết vấn đề khác với những cách thông thường.
  • Tìm ra sự mâu thuẫn, mơ hồ trong khi giải quyết vấn đề.
  • Tìm ra sự liên kết giữa các yếu tố trong vấn đề.
Cách xử lý tình huống sẽ thể hiện khả năng sáng tạo
Cách xử lý tình huống sẽ thể hiện khả năng sáng tạo, tư duy suy luận và tính cách của trẻ

Phụ huynh hãy chú ý quan sát phản ứng và cách xử lý tình huống của các con khi đối diện với một vấn đề nào đó. Hoặc phụ huynh có thể cùng con đưa ra một tình huống và yêu cầu trẻ đưa ra cách giải quyết.

Ví dụ, cha mẹ đặt giả thuyết “Gia đình chúng ta thường xuyên đi bơi muộn, theo con có những cách nào để chúng ta tới đúng giờ?”.

6. Đánh giá khả năng nhận thức cảm xúc

Cách thể hiện cảm xúc sẽ phản ánh tài năng của trẻ. Trẻ có tài năng thường bộc lộ cảm xúc cá nhân mạnh mẽ nhưng cũng rất nhạy cảm và dễ đồng cảm với cảm xúc của người khác.

Trẻ có tài năng bộc lộ cảm xúc yêu, ghét
Trẻ có tài năng bộc lộ cảm xúc yêu, ghét rõ rệt trong các hoạt động thường ngày

Ngoài ra, ở những trẻ có trí thông minh cảm xúc thường có biểu hiện:

  • Dành thời gian để suy ngẫm về những việc đã trải qua.
  • Có ý chí độc lập, chính kiến rõ ràng, đôi khi còn bị coi là lập dị.
  • Làm việc độc lập tốt hơn làm việc nhóm, có cách tư duy và giải quyết vấn đề theo cách của riêng mình.
  • Thích nghiên cứu, đọc tài liệu về các vấn đề tâm lý, trí tuệ cảm xúc.
  • Có khả năng đọc vị cảm xúc của người khác.
  • Muốn làm vui lòng những người xung quanh để được yêu mến.

Sự phát triển cảm xúc của trẻ sẽ diễn ra theo từng độ tuổi. Cha mẹ chú ý quan sát và đánh giá khả năng thể hiện cảm xúc của trẻ từ 2 tuổi trở đi. Trẻ ở độ tuổi này đã làm quen với các kỹ năng xã hội thông qua cha mẹ và quá trình giao tiếp với những người xung quanh.

7. Quan sát các hành động của trẻ thông minh vượt trội, IQ cao

Chỉ số thông minh của trẻ dao động từ 85 – 115. Trẻ có chỉ số IQ trên 130 được coi là trẻ có trí thông minh vượt trội. Nếu chỉ số IQ cao hơn 150, trẻ còn được xem là có năng khiếu đặc biệt.

Trẻ có IQ cao
Trẻ có IQ cao là một dạng tài năng cần được phát hiện sớm và rèn luyện cẩn thận

Trẻ có chỉ số IQ cao thường có các biểu hiện:

  • Ghi nhớ tốt.
  • Tiếp thu các ý tưởng, khái niệm mới nhanh chóng, dễ dàng.
  • Khả năng quan sát tốt, chú ý tới cả tiểu tiết.
  • Học nhanh, tiếp nhận được kiến thức cao hơn so với trình độ nhận thức của lứa tuổi.
  • Thích được tranh luận với những người xung quanh.
  • Khả năng tập trung cao, kiên trì giải quyết các vấn đề.
  • Vốn từ vựng phong phú so với lứa tuổi.

Tuy nhiên, cách nhận biết tài năng của trẻ thông qua chỉ số IQ không phải phương pháp tối ưu. Bởi trí thông minh của trẻ còn phụ thuộc vào các chỉ số, yếu tố chủ quan khác. Do đó, trẻ không có chỉ số IQ cao không có nghĩa là con không có tài năng gì.

8. Để ý khả năng sáng tạo của con

Sự sáng tạo của trẻ có thể bắt đầu từ khả năng bắt chước, mô phỏng và tái tạo và phụ thuộc nhiều vào cảm xúc, tình huống chứ không phải lúc nào cũng có chủ đích. Chỉ với một vài mẩu gỗ hay vải vụn, miếng giấy dán, trẻ có thể tạo ra món đồ chơi yêu thích cho mình. Quá trình thực hiện thu hút toàn bộ sự tập trung và tâm trí của trẻ.

Quan sát khả năng sáng tạo ở trẻ
Quan sát khả năng sáng tạo ở trẻ để thấy có thể phát hiện được tài năng liên quan tới lĩnh vực nghệ thuật

Trẻ có tài năng thường có trí tưởng tượng phong phú bẩm sinh. Trẻ yêu thích các trò chơi nhập vai, giả tưởng và thường xuyên đưa ra những chi tiết độc đáo trong câu chuyện/ vở kịch của mình. Trẻ có khả năng sáng tạo tốt cũng có khả năng sử dụng ngôn ngữ phức tạp tốt hơn.

9. Quan sát con có năng khiếu lãnh đạo không?

Trẻ có năng lực đặc biệt thường có xu hướng lãnh đạo bẩm sinh. Bản thân các con rất dễ được đề cử vào các vị trí như trường nhóm khi tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Trẻ có năng lực lãnh đạo tốt
Trẻ có năng lực lãnh đạo tốt có khả năng quản trị bản thân và kiểm soát, dẫn dắt hoạt động của người khác

Trẻ có năng khiếu lãnh đạo thường có biểu hiện như:

  • Có thể thuyết phục người khác làm theo ý mình.
  • Có khả năng tổ chức đám đông thành các nhóm.
  • Chỉ đạo những người xung quanh một cách tự nhiên.
  • Điều phối, hỗ trợ người khác thực hiện nhiệm vụ.
  • Biết lắng nghe ý kiến của người khác.
  • Có thể truyền đạt ý tưởng và định hướng cho nhóm rõ ràng.

Năng khiếu lãnh đạo được thể hiện rõ nét trong quá trình giao tiếp và hoạt động trong cộng đồng ngay từ khi trẻ còn nhỏ.

10. Đánh giá trẻ có năng khiếu vận động

Trẻ có năng khiếu vận động thường có các biểu hiện như:

  • Yêu thể thao, thích vận động, khó ngồi im trong thời gian dài.
  • Khi vận động thường nảy ra nhiều ý tưởng hay.
  • Thời gian rảnh thường dành cho các hoạt động vui chơi bên ngoài.
  • Khả năng vận động cơ thể tốt, phối hợp vận động với người khác nhịp nhàng.
  • Có khả năng biểu đạt suy nghĩ thông qua ngôn ngữ cơ thể.
  • Ưa thích học và ghi nhớ kiến thức bằng thí nghiệm, thực hành thay vì chỉ học qua sách vở, tài liệu.
Trẻ có tài năng vận động duy trì
Trẻ có tài năng vận động duy trì được nguồn năng lượng tích cực cao

Trẻ có tài năng vận động ưa thích sự chuyển động, thích làm mọi thứ khi đang di chuyển. Trẻ dễ bị thu hút bởi các môn thể thao vận động như bơi lội, bóng đá, đạp xe,…

11. Chú ý xem liệu con có năng khiếu nghệ thuật

Trẻ tài năng có niềm đam mê mãnh liệt khi tiếp xúc với các bộ môn nghệ thuật. Trẻ cũng dễ dàng thể hiện bản thân mình thông qua các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, diễn xuất kịch.

Quan sát năng khiếu nghệ thuật
Quan sát năng khiếu nghệ thuật của trẻ giúp cha mẹ sớm phát hiện tài năng của con

Ngay từ sớm, trẻ đã có nhận thức về nghệ thuật tốt hơn so với các bạn đồng trang lứa. Sau đây là những dấu hiệu cơ bản cho thấy trẻ có năng khiếu về nghệ thuật:

Đối với năng khiếu âm nhạc:

  • Trẻ có khả năng tiếp thu và phản ứng nhanh với nhịp điệu, hòa âm.
  • Khả năng nhớ giai điệu, nhớ âm tốt.
  • Dành nhiều sự quan tâm với các thể loại nhạc cụ khác nhau.
  • Tập trung làm việc cao độ trong môi trường có âm nhạc.

Đối với năng khiếu hội họa:

  • Thích vẽ và có khả năng phối hợp màu sắc hài hòa.
  • Có khả năng sử dụng tranh vẽ để biểu đạt cảm xúc, kể chuyện cá nhân.
  • Có niềm đam mê với các mô hình, đồ dùng chạm khắc.
  • Quan tâm tới các tác phẩm của người khác, sẵn sàng đưa ra đánh giá.

Đối với năng khiếu diễn xuất kịch:

  • Trẻ có khả năng sử dụng các tông giọng khác nhau để bộc lộ sự thay đổi tâm trạng.
  • Ghi nhớ diễn biến câu chuyện, kịch bản tốt.
  • Biết cách biểu đạt cảm xúc thông qua các đường nét, cử chỉ khuôn mặt và cơ thể.
  • Có thể bắt chước hành động của người khác nhanh chóng.

Năng khiếu nghệ thuật mở ra cho trẻ nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp. Do vậy, cha mẹ nên chú ý quan sát xem trẻ có năng khiếu nghệ thuật nào nổi trội không để hỗ trợ cho con định hướng nghề nghiệp ngay từ nhỏ.

Tài năng của trẻ có thể tự phát triển trong quá trình sinh sống và học tập. Quá trình này sẽ hiệu quả hơn nếu tài năng đó được phát hiện sớm và có sự định hướng, hỗ trợ từ phía gia đình, nhà trường.

Để tạo điều kiện cho học sinh được phát triển tối đa tài năng, hệ thống giáo dục Vinschool đã thành lập Trung tâm Tư vấn và Phát triển tài năng (GATE Center). Với tiêu chí mỗi học sinh là một cá thể duy nhất, trung tâm GATE xây dựng lộ trình học tập cá nhân (Advanced Learning Plan – ALP) chuyên biệt cho từng học sinh dựa trên nguyện vọng và năng lực của từng em. Như vậy, tài năng của các em sẽ được phát triển có định hướng và ngày một hoàn thiện hơn.

Học sinh muốn tham gia vào chương trình phát triển tài năng của GATE Center cần phải vượt qua vòng xét tuyển. Hội đồng và các chuyên gia, chuyên viên sẽ đánh giá các em dựa trên một số yếu tố như: năng lực nhận thức, nhận xét từ giáo viên trong quá trình học tập, khả năng ngôn ngữ, bài luận giới thiệu về bản thân,…

Học sinh đủ điều kiện tham gia chương trình đào tạo tài năng của trung tâm GATE sẽ có cơ hội thực hiện các dự án xã hội hoặc nghiên cứu khoa học. Trung tâm sẽ tạo điều kiện và kết nối các em với các tổ chức, quỹ liên quan hoặc chuyên gia, cố vấn đầu ngành trong lĩnh vực tương ứng.

Trung tâm có trách nhiệm tìm kiếm các khóa học nâng cao theo tiêu chuẩn quốc tế, các khóa đào tạo kỹ năng mềm, các chương trình, cuộc thi, các hoạt động trong nước hay quốc tế phù hợp với tài năng của học sinh. Đặc biệt, Vinschool tài trợ 100% chi phí đào tạo cho học sinh khi trở thành Học sinh Tài năng tại GATE Center.

Tài năng của trẻ càng được nhận diện sớm thì càng có cơ hội được rèn luyện sớm. Với 11 cách nhận biết tài năng của trẻ trên đây, hy vọng các vị phụ huynh sẽ có lộ trình và kế hoạch giúp con phát triển bản thân phù hợp với năng lực của từng trẻ.

Quý phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu thêm thông tin về chương trình học tại Vinschool, vui lòng truy cập vào website hoặc bấm số 1800.6511 (bấm chọn ngôn ngữ và bấm số máy lẻ 1 hoặc 3 với khu vực Miền Bắc & Miền Trung; bấm số máy lẻ 2 với khu vực Miền Nam).

Để được tư vấn chi tiết về lộ trình học tập và quy trình tuyển sinh tại Vinschool, phụ huynh đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY