fbpx

11+ Cách giúp con loại bỏ tính trì hoãn HIỆU NGHIỆM, không đòn roi 

Thứ Năm, 28/07/2022, 10:07 (GMT+7)

Có phải các bậc phụ huynh đang đau đầu tìm cách giúp con loại bỏ tính trì hoãn của con? Trước khi tìm hiểu các biện pháp ngăn chặn thói quen trì hoãn ở trẻ hiệu quả, hãy cùng Vinschool điểm qua một số nguyên nhân khiến trẻ có thói quen này nhé.

Trì hoãn có thể hiểu là việc trẻ lần lữa chưa bắt tay vào thực hiện một công việc, tìm cách kéo dài thời gian hoặc thực hiện theo cách tạm thời. Trì hoãn không phải là chần chừ – đây là xu hướng do dự, phân vân và sự trì hoãn sẽ dẫn đến thói quen lười biếng về lâu dài. Sẽ có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ có tính trì hoãn. Để giúp con loại bỏ thói quen trì hoãn, ba mẹ hãy tìm hiểu đúng nguyên nhân để đưa ra cách khắc phục phù hợp nhất.

Học sinh Vinschool luôn được rèn giũa tinh thần chủ động
Học sinh Vinschool luôn được rèn giũa tinh thần chủ động để biết cách vượt qua tính trì hoãn

Một số nguyên nhân có thể kể đến như: trẻ không thấu hiểu được mong đợi của ba mẹ, trẻ không biết cách làm, trẻ sợ phải mắc sai lầm nếu làm không đúng, trẻ bị xao nhãng bởi những việc hấp dẫn hơn, trẻ không có khả năng quản lý thời gian tốt,… Bên cạnh đó, hai nguyên nhân đáng lo ngại nhất là tâm lý ỷ lại và việc trẻ sẽ không phải chịu trách nhiệm cho những hậu quả do mình gây ra do trì hoãn. Để ngăn chặn thói quen trì hoãn ở trẻ cũng như để trẻ vượt qua những nguyên nhân này, cha mẹ hãy tham khảo một số phương pháp hiệu quả dưới đây nhé.

1. Lắng nghe lý do của con

Phương pháp đầu tiên để giúp con loại bỏ tính trì hoãn hiệu quả là ba mẹ hãy tâm sự và lắng nghe lý do của con chứ đừng vội vàng “gắn mác” con có tính trì hoãn. Lý do đó có thể là một trong những nguyên nhân mà Vinschool đã liệt kê ở phía trên. Bằng cách này, ba mẹ mới xác định được nguyên nhân sâu xa và tìm ra hướng giải quyết phù hợp.

Khi thấy trẻ chưa hoàn thành một việc gì đó, cha mẹ hãy khoan la rầy hay trách mắng trẻ. Hãy quan sát và hỏi han nguyên nhân khiến trẻ trì hoãn công việc đó một cách nhẹ nhàng và ân cần nhất. Cha mẹ cũng không nên tỏ ra khó chịu khi tâm sự với trẻ vì điều đó chỉ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và không muốn chia sẻ với ba mẹ.

Khi đã tìm được nguyên nhân, ba mẹ hãy đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Nếu đó là nguyên nhân chủ quan như trẻ lười, mê chơi, ba mẹ hãy yêu cầu trẻ bắt tay thực hiện công việc được giao ngay lập tức. Ngược lại, nếu đó là nguyên nhân khách quan như bài khó quá, con không biết cách quét nhà, cha mẹ hãy hỗ trợ và hướng dẫn trẻ nhé.

2. Tạo cho con trẻ thói quen học tập, sinh hoạt khoa học

Một thói quen khoa học và quy chuẩn cũng là điều cần thiết để giúp con loại bỏ tính trì hoãn. Đôi khi sự trì hoãn xuất phát từ những nguyên nhân rất đỗi đời thường, chẳng hạn như trẻ thiếu ngủ, đói bụng, mệt mỏi hay có quá nhiều bài tập để làm nên không thể phụ giúp ba mẹ.

Nếu phát hiện trẻ trì hoãn vì những nguyên nhân này, ba mẹ cần hướng dẫn trẻ cách xây dựng một thói quen học tập và sinh hoạt thật khoa học. Trẻ cần được đảm bảo rằng bản thân phải ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa và dinh dưỡng, nghỉ ngơi đúng cách, học tập đúng giờ,… Có như vậy, trẻ mới không rơi vào trạng thái uể oải tinh thần và không muốn thực hiện một công việc nào khác.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên quan tâm và theo dõi sát sao việc học của con tại trường. Điều đó sẽ giúp ba mẹ biết được khối lượng bài tập và lịch trình học của con có đang dày đặc hay vẫn ổn. Từ đó, ba mẹ mới có thể xác định lý do khiến con trì hoãn để đưa ra biện pháp đúng đắn.

Ba mẹ cần lưu ý tạo cho trẻ thói quen học tập khoa học
Ba mẹ cần lưu ý tạo cho trẻ thói quen học tập khoa học để loại bỏ tính trì hoãn

3. Chia nhỏ công việc giao cho con

Đối với trẻ nhỏ, những công việc lớn thường sẽ quá sức và khiến trẻ dễ cảm thấy bản thân không thể hoàn thành được. Khi có tâm lý đó, trẻ sẽ vịn vào lý do là ba mẹ giao một công việc quá khó, quá phức tạp để lần lữa không thực hiện.

Biện pháp giúp con loại bỏ tính trì hoãn bởi lý do này rất dễ, cha mẹ chỉ cần chia nhỏ công việc giao cho con thành từng phần nhỏ. Ví dụ: Thay vì yêu cầu con dọn dẹp ngăn nắp căn phòng của mình, cha mẹ hãy yêu cầu trẻ dọn dẹp bàn học, giường, tủ quần áo rồi đến quét và lau toàn bộ nền nhà của của căn phòng. Có như vậy, con mới thấy những công việc đó là vừa sức với mình và nhanh chóng thực hiện.

Một lưu ý đối với phương pháp này là ba mẹ hãy đặt ra thời gian con cần hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì tính chất của công việc không quá phức tạp, nên ba mẹ hoàn toàn có thể yêu cầu trẻ hoàn thành sớm. Nhờ đó, trẻ mới có động lực để thực hiện và ngăn chặn thói quen trì hoãn ở trẻ.

4. Hướng dẫn thực hiện công việc rõ ràng

Một nguyên nhân khác khiến trẻ lần lữa không thực hiện nhiệm vụ là vì trẻ không biết được bản thân phải và nên làm gì. Không phải bạn nhỏ nào cũng có thể tự mình thực hiện mọi việc trong lần đầu nếu không có sự trợ giúp của ba mẹ. Do đó, trẻ không biết nên bắt đầu từ đầu, bắt đầu như thế nào và đâu mới là cách thức thực hiện công việc đúng đắn.

Để giúp con loại bỏ tính trì hoãn này, ba mẹ cần:

  • Hướng dẫn cho trẻ thật kỹ càng khi giao công việc cho trẻ bằng cách nói cho trẻ các trình tự công việc cần thực hiện
  • Cho trẻ biết lý do vì sao cần phải thực hiện công việc đó
  • Cho trẻ biết hậu quả nếu như công việc đó không được hoàn thành
  • Làm mẫu để trẻ thực hiện theo cách làm của ba mẹ
  • Khuyến khích trẻ yêu cầu sự giúp đỡ nếu vẫn chưa hiểu hay biết cách thực hiện công việc đó.

5. Chấp nhận bản thân và sự thất bại

Bất kỳ ai cũng lo sợ rằng bản thân không có khả năng và sợ gặp phải thất bại nếu không làm đúng một việc gì đó. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, các em sẽ nghĩ rằng mình còn nhỏ và chưa biết nhiều thứ. Các em cũng lo sợ rằng nếu bản thân làm không được thì sẽ bị ba mẹ la mắng, trách móc. Hơn nữa, một số trẻ sẽ có tính cầu toàn trong mọi việc nên chọn cách trì hoãn để tìm biện pháp tốt nhất.

Để hạn chế điều này, ba mẹ hãy luôn động viên và khích lệ tinh thần cho trẻ. Nếu phát hiện trẻ trì hoãn vì sợ thất bại hoặc vì bản tính cầu toàn của mình, ba mẹ hãy nói với trẻ rằng thất bại chẳng có gì đáng sợ cả để giúp con loại bỏ tính trì hoãn, loại bỏ nỗi sợ thất bại. Điều hình thành nên một con người không chỉ có sự thành công mà cả những sai lầm. Từ những sai lầm đó, con mới có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện kỹ năng để làm tốt hơn cho những lần sau.

6. Dạy bé biết cách tự quản lý thời gian

Để ngăn chặn thói quen trì hoãn ở trẻ, ba mẹ cũng cần cải thiện khả năng quản lý thời gian của trẻ. Kỹ năng quản lý thời gian kém sẽ khiến trẻ chây lười và hình thành tâm lý “nước đến chân mới nhảy”. Hoặc đôi khi, trẻ lại dành rất nhiều thời gian để hoàn thành một việc mình thích và xem nhẹ những công việc mà mình chán ghét.

Thói quen trì hoãn của trẻ sẽ được hạn chế tốt
Thói quen trì hoãn của trẻ sẽ được hạn chế tốt nếu trẻ biết cách quản lý thời gian

Quản lý thời gian là sự kiểm soát, sắp xếp, phân bổ có ý thức về thời gian để thực hiện một hoạt động hoặc công việc cụ thể nào đó nhằm tối ưu hóa hiệu quả của chúng.

Để giúp trẻ làm tốt điều này, ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách xây dựng, phân bổ thời gian biểu phù hợp. Theo đó, ba mẹ có thể giúp trẻ:

  • Liệt kê những công việc cần phải làm
  • Sau đó, sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên
  • Tạo động lực cho trẻ
  • Đặt ra giới hạn thời gian, lịch trình và các thỏa thuận về việc trừng phạt để trẻ tuân theo Hướng dẫn trẻ cách chia sẻ công việc, áp lực
  • Tổng kết, đánh giá lại các công việc đã thực hiện và hiệu quả của chúng

Thời gian đầu, ba mẹ có thể nhắc nhở, đồng hành cùng trẻ để thực hiện các hoạt động như thời gian biểu vạch ra. Lâu dần, trẻ sẽ theo đó hình thành thói quen tự sắp xếp các công việc một cách có kế hoạch và phân bổ thời gian hoàn thành chúng.

Ngoài ra, ba mẹ cũng hãy hạn chế những thói quen không tốt của mình trong việc quản lý thời gian như không lỡ hẹn, không thất hứa, không sắp xếp được các lịch trình đã lên kế hoạch với trẻ,… Có như thế, trẻ mới noi theo để hình thành những thói quen tốt cho bản thân.

Xem ngay: Các kỹ năng mềm cần thiết cho con tự lập và phát triển toàn diện 

7. Dạy con có tinh thần tự lập

Tự lập là một đức tính tốt giúp con loại bỏ tính trì hoãn khi trẻ có thể tự làm mọi thứ mà không cần trông chờ vào sự giúp đỡ của ai. Có được tinh thần này, con sẽ tự biết được bản thân cần phải làm gì, sắp xếp công việc như thế nào cho hợp lý, từ đó từ bỏ được tính trì hoãn của bản thân. Để con có kỹ năng tự lập, ba mẹ cần chủ động giúp con phát huy tính tự lập bằng nhiều hình thức khác nhau. Khuyến khích, trao cơ hội, trao quyền làm chủ, trao trách nhiệm,… là các cách để con được thực hiện những việc nằm trong khả năng của mình và tăng ý thức tự lập. Một số đề xuất mà ba mẹ có thể áp dụng để phát triển kỹ năng này càng sớm càng tốt như sau:

  • Đầu tiên, ba mẹ cần thống nhất với nhau về cách giáo dục trẻ và không được làm hộ trẻ.
  • Tiếp đến, hãy đưa ra thống nhất những việc cần làm, kết quả mong đợi và hệ quả của việc con không đủ tự giác. Khi trẻ trì hoãn, các hệ quả đã thống nhất cần được áp dụng phù hợp và nhất quán.
  • Thêm nữa, cần phải thể hiện và nói với trẻ rằng đó là nhiệm vụ của trẻ và trẻ bắt buộc phải thực hiện nó.

Các biện pháp này cần sự chủ động và nghiêm khắc của ba mẹ để giúp con phát huy tinh thần tự lập.

8. Giúp con nâng cao khả năng tập trung

Tập trung là khả năng của trẻ dành sự chú ý của mình đến công việc đang làm và không bị xao nhãng bởi những tác động bên ngoài, đóng vai trò rất lớn giúp trẻ loại bỏ tính trì hoãn của mìn. Để trẻ nâng cao khả năng tập trung, không nên bắt trẻ phải ngồi yên một chỗ hay làm những động tác nhàm chán, lặp lại trong thời gian dài. Thay vào đó, cần tạo không gian yên tĩnh và cho trẻ luân phiên làm các hoạt động học – chơi – vận động,… xen kẽ nhau. Ngoài ra, vận động thể chất phù hợp, điều này giúp trẻ tăng hiệu suất học tập. Ba mẹ hãy ngồi cùng trẻ trong quá trình học hoặc làm cùng trẻ những việc cần đến sự tập trung.

Tăng cường sự tập trung sẽ giúp ngăn chặn thói quen trì hoãn
Tăng cường sự tập trung sẽ giúp ngăn chặn thói quen trì hoãn ở trẻ

Vậy nên, để tạo cho trẻ thói quen tập trung tốt, ba mẹ cần có biện pháp rèn luyện trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Hãy cho phép trẻ có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ba mẹ cũng không nên giao việc cho trẻ trong lúc trẻ đang giải trí hay đang tập trung làm một việc gì đó. Trong trường trẻ đang rảnh, phụ huynh cũng cần khắt khe hơn trong việc yêu cầu trẻ tập trung thực hiện công việc và không được vừa làm cái này vừa làm cái kia cùng lúc. Một ý nữa là ba mẹ đừng hối thúc trẻ quá nhiều mà hãy linh hoạt để trẻ có thời gian hoàn thành nốt công việc đang dang dở nhé.

9. Giúp con học cách lên kế hoạch thực hiện công việc

Một nguyên nhân khiến trẻ hay trì hoãn là vì trẻ không biết cách sắp xếp và quản lý các hoạt động trong một ngày của mình cho hợp lý. Điều này có thể hiểu là việc trẻ không biết việc gì nên được ưu tiên và việc gì có thể dời lại sau. Đối diện với những bài tập cần phải làm, những việc nhà còn đang dang dở, những cuộc vui không thể dời lại, trẻ sẽ không biết sẽ làm gì để xử lý hết những việc đó.

Do đó, nếu muốn giúp con loại bỏ tính trì hoãn, cha mẹ hãy tập cho trẻ cách lên kế hoạch thật thông minh và khoa học. Theo đó, con sẽ phải lên kế hoạch những công việc cần làm trong ngày/tuần/tháng bao gồm cả những công việc nhỏ hàng ngày ở nhà. Sau đó, trẻ buộc phải thực hiện đầy đủ kế hoạch đã vạch ra. Cần hạn chế tối đa suy nghĩ “để mai tính” hay “lên kế hoạch cho có” của trẻ vì điều đó sẽ khiến trẻ luôn tìm cách trì hoãn thời gian, dẫn đến thói quen chây lười về lâu dài.

10. Chỉ rõ cho con tác hại của thói quen trì hoãn

Cùng với tâm lý ỷ lại, việc không nhận ra hậu quả của thói quen trì hoãn cũng khiến con trẻ không sự cố gắng và kỷ luật để thực hiện nhiệm vụ. Trẻ sẽ không nhận thức được việc ai/việc gì/cái gì sẽ bị ảnh hưởng nếu nhiệm vụ đó không được hoàn thành. Hoặc nếu có, trẻ cũng không quan tâm lắm vì bản thân trẻ không bị ảnh hưởng gì cả.

Để ngăn chặn thói quen trì hoãn ở trẻ do tâm lý này gây ra, ba mẹ cần trao đổi thật rõ ràng với trẻ khi giao nhiệm vụ. Không chỉ có việc trẻ cần phải làm, ba mẹ cũng nên nói cho trẻ biết vì sao công việc này cần được thực hiện. Nếu không, hậu quả của nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trẻ và những người xung quanh. Trong một số trường hợp, ba mẹ hãy để trẻ là người chịu trách nhiệm hoàn toàn với những gì mình gây ra do tính trì hoãn. Có như vậy, trẻ mới nhận thức được tính quan trọng của nhiệm vụ và nghiêm túc thực hiện nó.

11. Khen thưởng đúng cách khi con hoàn thành tốt

Bên cạnh các hình phạt thích đáng, ba mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ loại bỏ thói quen trì hoãn bằng cách khen thưởng khi trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ba mẹ biết đấy, trẻ rất thích được khen và được ba mẹ công nhận về những công sức đã bỏ ra. Nhận được lời khen ngợi của ba mẹ hay một phần thưởng nhỏ cũng giúp trẻ có động lực hơn cho những nhiệm vụ tiếp theo.

Sự khen thưởng phù hợp
Sự khen thưởng phù hợp sẽ là động lực giúp trẻ loại bỏ tính trì hoãn

Tuy nhiên, ba mẹ hãy lưu ý rằng không phải trường hợp nào cũng thưởng hiện vật/hiện kim cho trẻ. Làm như thế chỉ khiến trẻ có khuynh hướng đòi hỏi mỗi khi nhận nhiệm vụ và không hài lòng nếu không nhận được phần thưởng như mong muốn. Do đó, ba mẹ hãy cân nhắc thật kỹ nếu muốn thưởng cho trẻ một vật gì đó. Đôi khi, một lời khen của ba mẹ cũng đã đủ giúp trẻ vui vẻ và có sẵn lòng với công việc mình đang làm.

Nói tóm lại, thói quen trì hoãn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập, sinh hoạt và cả sự phát triển của con trẻ. Để giúp con loại bỏ tính trì hoãn, ba mẹ cần quan sát và phối hợp chặt chẽ với con để giúp con vượt qua sự trì hoãn đó càng sớm càng tốt.

Cùng con học cách chủ động, loại bỏ sự trì hoãn tại Vinschool

Các em học sinh tại Vinschool không chỉ là những thế hệ tinh anh với kiến thức sâu rộng, chuyên môn vững vàng mà còn là những cá nhân hội tụ những đức tính của một công dân gương mẫu. Các em sẽ được rèn luyện những kỹ năng cần phải có của thế kỷ 21 để có thể tự tin thể hiện bản thân và hội nhập quốc tế.

Một trong 4 yếu tố cốt lõi tạo nên phương pháp dạy học đặc biệt tại Vinschool là trao quyền để học sinh tự chủ. Hơn nữa, môi trường học tập tại Vinschool luôn đề cao sự sáng tạo, tính tự giác, sự tự lập và chủ động của học sinh. Các em sẽ là trung tâm để các thầy cô tại Vinschool xây dựng chương trình và lộ trình học tập phù hợp nhất.

Vinschool luôn đề cao tinh thần tự giác
Vinschool luôn đề cao tinh thần tự giác, chủ động, tự lập của học sinh

Cùng với đó là sự quan tâm tận tình, theo dõi sát sao của các thầy cô trong suốt quá trình học tập của các em. Các thầy cô sẽ luôn cập nhật tình hình học tập của con tại trường cũng như sẵn sàng phối hợp với phụ huynh để xây dựng cho con những thói quen học tập khoa học tại trường và cả tại nhà giúp con loại bỏ tính trì hoãn.

Nhờ đó, các em sẽ tự tin vượt qua được bản tính trì hoãn của bản thân cũng như luôn có sự chủ động trong mọi việc. Các em cũng sẽ biết cách làm chủ việc học tập, phát triển bản thân và nghỉ ngơi của mình để đảm bảo mọi công việc được diễn ra theo đúng kế hoạch.

Quý phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu thêm thông tin về các chương trình học tại Vinschool vui lòng truy cập vào website hoặc bấm số 18006511 (bấm chọn ngôn ngữ và bấm số máy lẻ 1 hoặc 3 với khu vực Miền Bắc & Miền Trung; bấm số máy lẻ 2 với khu vực Miền Nam).

Để được tư vấn chi tiết về lộ trình học tập và quy trình tuyển sinh tại Vinschool, phụ huynh đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY

Có thể bạn chưa biết: 11 Cách nhận biết tài năng của trẻ – phụ huynh dễ dàng định hướng con