fbpx

Có nên cho bé tập viết sớm? Đâu là độ tuổi thích hợp? 

Thứ Ba, 19/07/2022, 09:07 (GMT+7)

Có nên cho trẻ tập viết sớm vẫn luôn là câu hỏi của các bậc làm cha mẹ có con ở độ tuổi mầm non. Đâu là độ tuổi thích hợp mà ba mẹ cần cho bắt đầu tập viết và làm thế nào để chuẩn bị cho việc dạy con tập viết mang lại hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin chi tiết về vấn đề này, mong rằng sẽ phần nào giải đáp được băn khoăn của các bậc phụ huynh.

1. Không nên cho bé tập viết chữ sớm

Cha mẹ thường phần vân có nên cho trẻ tập viết sớm mà các bậc cha mẹ cần phân biệt rõ giữa tập viết nói chung và viết chữ. Bởi tập viết nói chung (kỹ năng tiền viết) là việc trẻ tạo ra và sử dụng chữ viết theo chiều hướng như: viết nguệch ngoạc với các chuyển động lớn liên quan đến việc di chuyển cả cánh tay, vẽ tranh, tô màu chữ cái, bắt chước hành động đọc – viết, chép lại, viết lại tên của mình,…

Tập viết chữ là việc trẻ học chữ, viết chữ cái, nhận biết và đọc chữ cái một cách có chủ đích. Trẻ sẽ viết chữ thông qua việc làm các bài tập trong vở làm quen chữ cái, các dạng bài nối chữ, gạch chân từ chứa chữ cái đang học, khoanh tròn chữ cái đang học trong một từ cụ thể.

Việc viết chữ nên được bắt đầu sau khi trẻ đã biết đọc
Việc viết chữ nên được bắt đầu sau khi trẻ đã biết đọc chữ và đếm số

5 tuổi là giai đoạn tiền lớp 1, để thuận lợi cho trẻ bước vào tiểu học, trẻ cần làm quen với tư duy logic của việc tập đếm và làm quen mặt chữ qua việc tập đọc trước khi viết chữ. Theo đó, việc tập viết sớm nên bắt đầu từ khi trẻ 12 tháng tuổi,còn việc viết chữ lại được khuyến khích nên bắt đầu khi trẻ đã đủ 5 tuổi và đã biết đếm số, đã được tập đọc.

Bên cạnh đó để trả lời kỹ hơn cho câu hỏi Có nên cho trẻ tập viết sớm thì có một số lý do cụ thể hơn về việc trẻ chỉ nên tập viết chữ khi đã đủ 5 tuổi như sau:

Lý do 1: Cơ quan thần kinh của bé chưa phát triển toàn diện

Sở dĩ trẻ cần tập viết chữ khi đủ 5 tuổi bởi cơ quan thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện để tập viết. Bán cầu não trái phát triển chậm hơn so với bán cầu não phải. Khi đó, bán cầu não phải giúp bé phát huy những lĩnh vực năng khiếu như ca hát, nhảy múa, đọc thơ, kể chuyện,… Còn bán cầu não trái là thu nhận kiến thức về văn hoá, xã hội.

Nhiều nghiên cứu cho rằng giai đoạn khi trẻ dưới 4 tuổi tư duy chủ yếu đến từ hình ảnh, do đó não phải được tư duy nhiều hơn so với não trái. Chữ viết, các con số khi đó là những biểu tượng trừu tượng. Vì thế, nếu biết chữ và số quá sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.

Lý do 2: Khả năng vận động tinh của bé chưa hoàn thiện

Dưới 5 tuổi, khả năng vận động tinh của trẻ còn yếu. Khớp xương cổ tay và các ngón tay của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh và dẻo dai nên sẽ rất khó điều chỉnh chữ viết tròn trịa, ngay ngắn. Vì vậy, trẻ chưa phù hợp để cầm bút và điều khiển bút ở mức độ tập trung cao. Hơn nữa, sức tập trung của trẻ ở độ tuổi này còn kém. Nếu ép trẻ tập viết dễ khiến trẻ chán nản, chống đối và hình thành tính lười học về sau.

Thay vào đó, hãy để trẻ được chơi đúng lứa tuổi với những đồ chơi phát triển vận động tinh phù hợp như kết hạt, cắt, xé, dán thủ công bằng tay,… Trẻ em ở độ tuổi này cần tiếp tục xây dựng khả năng kiểm soát ngón tay và sức mạnh của bàn tay. Các hoạt động như chơi với ô tô nhỏ, chơi với các khối, vẽ tranh bằng ngón tay… giúp các con học cách sử dụng chỉ một ngón tay tại một thời điểm, chuẩn bị cho việc cầm nắm thuần thục hơn.

Lý do 3: Dễ tạo thói quen xấu nếu kỹ năng dạy của bố mẹ không tốt

Đối với trẻ trước khi vào lớp 1, ba mẹ chỉ nên cho trẻ làm quen với chữ cái để nhận diện trước. Để dạy con tập viết đúng cách, ba mẹ cần phải có kiến thức chuyên môn. Nếu không việc dạy chữ sẽ vô tình hình thành các thói quen xấu cho trẻ, tệ hơn là mang đến các kiến thức sai lệch ngay từ đầu. Điều này sẽ gây ra các cản trở, khó khăn cho thầy cô khi dạy trẻ tập viết ở lớp 1.

Lý do 4: Mất hứng thú học tập và khám phá chữ viết

Việc kiến thức lặp lại khiến trẻ sẽ dễ cảm thấy chán nản, mất động lực học tập. Vì khi đó trẻ không còn cảm giác tò mò, hứng thú, trẻ cho rằng “mình đã biết trước hết rồi”. Theo đó, trẻ sẽ dễ có khuynh hướng thờ ơ với cả những kiến thức khác.

Lý do 5: Dễ ỷ lại khi được học viết chữ ở trường

Khi trẻ nghĩ rằng mình đã biết mọi thứ thì sẽ không còn chú tâm, tập trung học tập, tiếp thu kiến thức mới. Điều này vô tình hình thành tâm thế ỷ lại, đánh mất sự tìm tòi, kiên trì và tư duy sáng tạo trong quá trình học tập của trẻ.

Dạy con tập viết sớm
Dạy con tập viết sớm còn khiến trẻ nảy sinh tư tưởng ỷ lại
Xem ngay: Có nên dạy trẻ 5 tuổi học chữ? 10 phương pháp dạy trẻ HIỆU QUẢ

2. Bé học viết ở độ tuổi nào là phù hợp?

Mỗi trẻ phát triển theo tốc độ khác nhau nên thời điểm để bắt đầu dạy viết chữ cho trẻ có thể linh hoạt. Nhìn chung, việc dạy con tập viết có thể bắt đầu khoảng 3 tháng trước khi vào lớp 1 nhưng với điều kiện bé phải thực sự sẵn sàng. Nếu ba mẹ nhận thấy con có sự thích thú với việc học chữ, viết chữ đẹp, ba mẹ có thể hỗ trợ con bằng các cách như:

  • Cho bé chơi với các quả bóng mềm với các động tác nhấn bóng lên, xuống; khuyến khích bé xoay cổ tay, cử động tay, bắt tay,… Qua đó, giúp bé phát triển các kỹ năng vận động tinh và vận động thô, thuận lợi hơn cho trẻ khi tập viết.
  • Thường xuyên cho con tiếp xúc với bản in và nói về bản in như biển báo đường bộ, sách,…
  • Viết mẫu cho con các hình dạng chữ cái tên của con và viết lên đầu các hình con vẽ bản thân
  • Khuyến khích con vẽ, tô và cầm đồ dùng thường xuyên
  • Chơi các món đồ chơi có chữ cái bằng gỗ hoặc bằng nhựa,…

3. 6 bước ba mẹ nên làm để hỗ trợ bé học viết tốt

Sau khi xác định được giai đoạn phù hợp thì để hỗ trợ bé học viết được tốt nhất, ba mẹ có thể tham khảo quá trình sau đây:

Bước 1: Dạy bé cách cầm bút đúng

Cầm bút đúng là một yếu tố quan trọng khi cho bé tập viết chữ. Với nguyên tắc 3 ngón: Sử dụng ngón trỏ, giữa và ngón cái cầm chặt bút. Khi đó, ngón cái và ngón trỏ sẽ có nhiệm vụ giữ 2 bên thân bút, ngón còn lại sẽ đỡ lấy bút. Giữ bút nghiêng về phía vai phải 60 độ, không dựng đứng bút ở góc 90 độ. Lòng bàn tay và cánh tay của trẻ tạo thành một đường thẳng. 2,5cm là khoảng cách cần giữ giữa các đầu ngón tay và ngòi bút.

Bước 2: Rèn luyện cho bé ngồi viết đúng tư thế

Tư thế đúng sẽ giúp con bảo vệ cột sống và thị lực, tránh tình trạng cong vẹo cột sống hoặc cận thị. Tư thế ngồi đúng là khi con luôn trong trạng thái ngồi thẳng, vai thăng bằng, cầm bút tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở, hai chân để thẳng.

Bước 3: Tạo hứng thú luyện viết chữ con bé

Trẻ nhỏ thường không tập trung được lâu. Vì thế, ba mẹ có thể lồng ghép các trò chơi để trẻ tăng hứng thú học tập. Không gian học tập cũng cần được chú trọng bằng việc trang trí đẹp mắt, ngộ nghĩnh để trẻ hứng khởi khi ngồi vào nơi học của mình.

Vừa học vừa chơi vẫn luôn là phương pháp dạy trẻ hiệu quả 
Vừa học vừa chơi vẫn luôn là phương pháp dạy trẻ hiệu quả

Bước 4: Xây dựng môi trường học lý tưởng cho bé

Để tạo môi trường học tập lý tưởng, cha mẹ cũng cần quan tâm đến yếu tố ngoại cảnh xung quanh. Ba mẹ cần chuẩn bị môi trường học lý tưởng với đầy đủ dụng cụ học tập và các điều kiện bàn, ghế, kệ sách,… Từ đó, trẻ sẽ cảm nhận được tầm quan trọng của việc học và chú tâm hơn.

Việc chuẩn bị môi trường học lý tưởng với dụng cụ đầy đủ
Việc chuẩn bị môi trường học lý tưởng với dụng cụ đầy đủ dụng cụ sẽ tạo sự hứng thú học tập cho trẻ

Bước 5: Tập tô/viết các nét cơ bản trước khi viết chữ

Các nét chữ cơ bản trẻ cần luyện tập trước khi vào lớp đó là: Nét thẳng (2 ly, 4 ly) nét xiên, nét móc, nét cong (cong trái, cong phải, cong kín),… rồi mới đến những nét phức tạp hơn hoặc ghép lại các nét để hình thành chữ cái cụ thể.

Để trẻ lớp 1 viết đúng, viết đẹp thì việc đầu tiên là phải viết được các nét chữ cơ bản từ nét thẳng, các nét cong, các nét móc, nét khuyết, nét thắt,… được thiết kế trong vở tập viết. Sau đó, mới bắt đầu viết những nét kết hợp, phức tạp hơn.

Bước 6: Tập tô/viết từ các chữ đơn giản trước

Nên viết in hoa trước rồi đến in thường/viết thường sau vì chữ cái in hoa thường có kích cỡ lớn hơn chữ cái in thường. Bởi khả năng phát triển tự nhiên của trẻ trong tương quan với mọi vật luôn có sự thay đổi khái quát đến chi tiết, từ lớn đến nhỏ.

Ví dụ: Trẻ có thể bắt những quả bóng lớn trước những quả bóng nhỏ – Trẻ có thể vẽ bằng cọ vẽ lớn trước khi cầm bút vẽ đầu nhọn, nhỏ – Sách, truyện dành cho trẻ nhỏ có chữ cái lớn hơn cỡ chữ sách dành cho người trưởng thành. Nguyên tắc này cũng phải được áp dụng cho việc học viết, vì vậy chữ cái nên được giới thiệu cho trẻ từ chữ lớn rồi mới đến chữ nhỏ.

Bước 7: Giúp bé tập viết đúng trước thay vì viết đẹp

Chắc hẳn phụ huynh nào cũng có mong muốn con có thể đạt được các tiêu chuẩn “vở sạch chữ đẹp”. Tuy nhiên, viết đúng mới là nền tảng của viết đẹp. Nguyên tắc của viết đúng là viết từ nét cơ bản đến nét phức tạp. Viết nét cơ bản trước giúp trẻ bảo đảm không nhầm lẫn các chữ cái với nhau, từ đó viết đẹp và viết nhanh hơn.

Viết đúng
Viết đúng là nền tảng giúp trẻ viết đẹp
Xem ngay: 15+ Kinh nghiệm dạy chữ cho bé đúng cách, hiệu quả và thú vị

4. Đồng hành cùng bé làm quen với chữ cái tại Vinschool

Vinschool là một trong những môi trường học tập hàng đầu tại Việt Nam. Mọi tiềm năng của trẻ đều được Vinschool chú trọng khai thác dưới mô hình cá nhân hóa trong giảng dạy.

Tại Vinschool mầm non: Trẻ được làm quen với những kiến thức, kỹ năng cần thiết, phù hợp với sự phát triển của các em.

Lớp học được triển khai dưới mô hình lớp học sáng tạo (Learning Centers). Giáo viên chia học sinh thành nhiều nhóm nhỏ để có thể tương tác, hỗ trợ đến từng em học sinh. Mô hình này cũng tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy hiệu quả khả năng học chữ của các bé. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên số phong phú với nhiều đầu sách thiếu nhi sẽ hỗ trợ cho quá trình học tập của trẻ.

Với các bé nhỏ tuổi, giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ trau dồi bản thân và áp dụng nhiều phương pháp trực quan, sinh động để trẻ cảm nhận được niềm vui trong học tập. Điển hình như việc dạy trẻ học 5 tuổi viết chữ, các giáo viên sẽ dựa vào khả năng của từng trẻ để đề ra những phương pháp dễ tiếp thu nhất cho trẻ.

Với Vinschool bậc tiểu học: Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trọng tâm là phương pháp được ứng dụng triệt tại môi trường giảng dạy của Vinschool. Điều này đòi hỏi giáo viên phải theo dõi sát sao và thấu hiểu năng lực, nhu cầu, sở thích của các em. Từ đó, giáo viên sẽ thiết kế và tổ chức các hoạt động phù hợp nhất với từng nhóm học sinh. Các em được học tập cá nhân hóa theo năng lực, tuy nhiên vẫn đảm bảo mục tiêu đầu ra và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của bản thân.

Có nhiều hình thức khác nhau để trẻ làm quen mặt chữ
Có nhiều hình thức khác nhau để trẻ làm quen mặt chữ trước khi viết chữ được áp dụng tại Vinschool

Tóm lại, mỗi đứa trẻ sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau. Do đó, mỗi trẻ cũng có các thời điểm thích hợp để tập viết chữ tương ứng với sự phát triển các nhân của từng trẻ. Mong rằng qua bài viết này, ba mẹ đã giải đáp được câu hỏi có nên cho trẻ tập viết sớm và qua đó có các định hướng giáo dục phù hợp với con của mình.

Quý phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu thông tin về chương trình Mầm non của Vinschool hoặc tìm hiểu chương trình bậc tiểu học, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY hoặc bấm số 18006511 (bấm chọn ngôn ngữ và bấm số máy lẻ 1 hoặc 3 với khu vực Miền Bắc & Miền Trung; bấm số máy lẻ 2 với khu vực Miền Nam).

Để được tư vấn chi tiết về lộ trình học tập và quy trình tuyển sinh tại Vinschool, phụ huynh đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY!