fbpx

Tài năng là gì? Làm thế nào để xác định tài năng của mỗi học sinh?

Thứ Bảy, 11/06/2022, 21:06 (GMT+7)

Việc xác định được tài năng sớm sẽ giúp phụ huynh có hướng phát triển và rèn luyện đúng cho các con. Vậy tài năng là gì? Làm thế nào để phát hiện tài năng cho các bạn học sinh? Bài viết dưới đây của Vinschool sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về các dạng tài năng và cách tìm ra tài năng cá nhân để phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo.

1. Tài năng là gì?

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tài năng là gì. Tuy nhiên, khi nhắc đến tài năng, đa phần mọi người đều hiểu là năng lực đặc biệt, trình độ, phẩm chất, sự sáng tạo vượt trội của một cá nhân.

Tài năng của học sinh được phát hiện và phát triển
Tài năng của học sinh được phát hiện và phát triển thông qua quá trình học tập

Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện ngôn ngữ học Việt Nam (xuất bản năm 2002) định nghĩa “Tài năng là một danh từ chỉ năng lực xuất sắc, có khả năng làm giỏi và có sáng tạo trong một công việc, một ngành, một lĩnh vực cụ thể…”

2. Phân biệt các loại tài năng

Mỗi học sinh sẽ có tài năng ở một hoặc nhiều lĩnh vực nhất định. Điều đó tạo nên sự khác biệt và đa dạng về tài năng giữa các bạn. Sau đây là 9 nhóm tài năng phổ biến ở học sinh mà phụ huynh nên biết:

2.1. Tài năng giao tiếp

Học sinh có tài năng giao tiếp tốt thường có xu hướng hướng ngoại. Tài năng giao tiếp tốt thể hiện thông qua khả năng đọc vị và thấu hiểu người khác, biết cách ăn nói và sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách khôn khéo.

2.2. Tài năng về toán học, logic

Tài năng toán học/logic thể hiện ở khả năng phân tích, suy luận vấn đề một cách khoa học và nhanh nhẹn khi làm việc với các con số, biểu đồ, mô hình toán học… Người có tài năng toán học, logic thường có khả năng suy luận tốt. Khi gặp vấn đề, họ cũng dễ dàng hiểu được nguyên nhân và tìm ra giải pháp xử lý nhanh chóng.

2.3. Tài năng vận động thể chất

Tài năng vận động thể hiện qua sự linh hoạt khi sử dụng và phối hợp các bộ phận cơ thể để hoàn thành mục tiêu nhất định. Tài năng này thường bắt gặp ở các vận động viên thể thao, diễn viên múa hay xiếc…

Người có tài năng vận động thể chất có phản xạ cơ thể và khả năng quan sát tốt
Người có tài năng vận động thể chất có phản xạ cơ thể và khả năng quan sát tốt

2.4. Tài năng cảm nhận cảm xúc

Tài năng cảm xúc hay trí thông minh cảm xúc là khả năng theo dõi, quản trị cảm xúc của cá nhân và của người khác để dẫn dắt tư duy, hành động của mình.

2.5. Tài năng thị giác, cảm nhận không gian

Tài năng thị giác, cảm nhận không gian thể hiện ở khả năng quan sát, đánh giá, ghi nhớ, liên tưởng hình ảnh, vật thể trong không gian tốt.

2.6. Tài năng liên quan đến thiên nhiên

Tài năng có liên quan đến thiên nhiên thể hiện ở sự nhạy bén các giác quan như thính giác, xúc giác, thị giác, khứu giác và vị giác. Người có tài năng liên quan đến thiên nhiên có xu hướng hướng ngoại, yêu thích thiên nhiên (thực vật hoặc động vật).

Tài năng thiên nhiên
Tài năng thiên nhiên thể hiện thông qua khả năng nhận biết các loài động, thực vật và các thành phần của môi trường tự nhiên

2.7. Tài năng trí thông minh nội tâm

Trí thông minh nội tâm được xem là một dạng tài năng tự nhận thức sâu sắc về bản thân. Cụ thể là về nhu cầu, họ biết mình muốn gì, cần gì hay về năng lực, họ hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Những người có trí thông minh nội tâm thường là người hướng nội, đời sống nội tâm khá phong phú. Đồng thời họ cũng là những người quản trị được cảm xúc tốt, có chính kiến, niềm tin vững chắc và làm việc độc lập tốt.

2.8. Tài năng âm nhạc

Tài năng âm nhạc thể hiện ở khả năng biểu diễn, sáng tác, cảm thụ âm nhạc rất tốt, phân biệt được trường độ, cao độ trong âm nhạc, nhạy cảm với âm thanh.

2.9. Tài năng về ngôn ngữ

Hiểu một cách đơn giản, tài năng ngôn ngữ thể hiện khả năng sử dụng ngôn từ linh hoạt trong các hoạt động như nói, viết. Các bạn có tài năng ngôn ngữ có thể phát triển theo các ngành nghề như nhà văn, nhà báo, người dẫn chương trình, biên tập viên, luật sư, diễn viên, chính trị gia, chăm sóc khách hàng, biên kịch,…

Tài năng ngôn ngữ
Tài năng ngôn ngữ thể hiện qua sự nhạy bén và linh hoạt trong cách sử dụng từ ngữ

Trên đây là 9 loại tài năng (trí thông minh) được nghiên cứu và tổng hợp bởi giáo sư Howard Gardner. Việc phân biệt các loại tài năng sẽ giúp phụ huynh và học sinh hiểu rõ hơn tài năng là gì để có định hướng phát triển hiệu quả.

3. Làm thế nào để tìm ra tài năng của học sinh?

Phát hiện tài năng ở học sinh sớm thì nhà trường và phụ huynh sẽ có định hướng hỗ trợ ngay từ đầu để các em phát triển tài năng tốt nhất. Sau đây là 6 cách phổ biến và hữu dụng để tìm ra tài năng của học sinh:

3.1. Đánh giá trẻ thông minh, có chỉ số IQ cao

Đo lường chỉ số IQ (Intelligence Quotient) là một trong những cách thông dụng để đánh giá khả năng và mức độ thông minh của mỗi cá nhân. Thông thường, chỉ số IQ của con người dao động trong khoảng 85 – 115. Nếu chỉ số IQ trên mức 115 sẽ được xếp vào nhóm có IQ cao. Người có IQ cao thường có khả năng tư duy và sáng tạo tốt, dễ thành công trong công việc và học tập.

Người có IQ cao thường có những biểu hiện như: khả năng tiếp thu và ghi nhớ thông tin nhanh chóng, trí nhớ tốt, khả năng suy luận, liên kết vấn đề logic, luôn tò mò về những sự vật, hiện tượng xung quanh, thích hỏi han,…

Học sinh có thể làm thử các bài kiểm tra IQ
Học sinh có thể làm thử các bài kiểm tra IQ của Wechsler Intelligence Scale for Children hoặc Stanford Binet Intelligence Scale (LM)

3.2. Chú ý khả năng vượt trội trong 1 lĩnh vực cụ thể

Các bạn học sinh có khả năng vượt trội ở một lĩnh vực cụ thể cũng được xem là có tài năng. Mỗi bạn sẽ có những năng khiếu khác nhau ở các lĩnh vực như: khoa học, toán học, âm nhạc, văn học mỹ thuật… Học sinh có tài năng trong lĩnh vực cụ thể sẽ có biểu hiện dành nhiều sự chú ý và thích tìm hiểu, học tập về lĩnh vực mà các bạn quan tâm.

3.3. Các em có khả năng xử lý vấn đề

Giải quyết vấn đề là kỹ năng thiết yếu mà bất cứ học sinh nào cũng cần phải có. Với các bạn có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, các bạn sẽ không trốn tránh khi tình huống bất ngờ xảy ra. Thay vào đó, các bạn sẽ coi vấn đề là thử thách hoặc nhiệm vụ mình cần phải hoàn thành.

3.4. Có năng khiếu lãnh đạo

Ở những bạn có năng khiếu lãnh đạo, các bạn sẽ biểu hiện rõ sự tự tin và giao tiếp tốt với đám đông. Ngoài ra, các bạn có tài năng lãnh đạo sẽ có những dấu hiệu điển hình như: có thể thuyết phục người khác làm theo ý mình, có khả năng tổ chức đám đông thành các nhóm.

Trẻ có năng khiếu lãnh đạo rất tự tin
Trẻ có năng khiếu lãnh đạo rất tự tin chỉ đạo và tương tác với những người xung quanh

3.5. Trẻ có năng khiếu vận động

Khả năng vận động linh hoạt cũng được xem là một dạng tài năng thiên bẩm ở các bạn học sinh. Theo đó, các bạn có năng khiếu vận động thường thích vận động thay vì ngồi yên một chỗ. Các bạn có khả năng kết nối trí tuệ và thể chất tốt, sức chịu đựng bền bỉ khi tham gia các hoạt động thể chất.

3.6. Trẻ có năng khiếu nghệ thuật

Mỗi bạn sẽ thể hiện năng khiếu nghệ thuật ở các mảng khác nhau như âm nhạc, hội họa. Cụ thể, những bạn có năng khiếu hội họa thích vẽ, sử dụng tranh vẽ để bày tỏ cảm xúc, kể chuyện. Với các bạn có năng khiếu âm nhạc, khả năng ghi nhớ giai điệu tốt, thích chơi các loại nhạc cụ hoặc thích nhảy theo nhạc.

Khi đã hiểu rõ tài năng là gì, phụ huynh có thể tham khảo thêm các cách phát hiện tài năng của học sinh TẠI ĐÂY (dẫn link bài 76). Từ đó, phụ huynh sẽ có phương pháp phối hợp với nhà trường để rèn luyện tài năng cho học sinh.

4. Có nên bồi dưỡng tài năng cho học sinh?

Việc bồi dưỡng tài năng cho học sinh là điều cần thiết và cần được quan tâm. Như vậy tài năng của các bạn sẽ không bị lãng phí và các bạn có cơ hội được phát huy hết năng lực, thế mạnh của mình trong môi trường phù hợp. Dù có tài năng thiên bẩm, các bạn học sinh vẫn cần phải tập luyện, củng cố thêm để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Tài năng cần được bồi dưỡng
Tài năng cần được bồi dưỡng và rèn luyện thường xuyên để học sinh phát huy được hết năng lực của mình

Sau đây là một số gợi ý giúp các bạn học sinh phát triển tài năng hiệu quả:

Với tài năng ngôn ngữ:

  • Viết tóm tắt cho mỗi chủ đề nghiên cứu.
  • Ghi lại các từ khóa, thuật ngữ quan trọng trong văn bản và nhớ nghĩa của chúng.
  • Cố gắng nói chuyện hoặc giải thích cho người khác về những gì bạn đã được học.
  • Tham gia vào các hoạt động tranh luận, hùng biện, thuyết trình trước đám đông.

Với tài năng âm nhạc:

  • Thử học cách sử dụng các loại nhạc cụ mới.
  • Thử vừa hát vừa nhảy theo nhạc để tăng khả năng cảm thụ nhạc.
  • Rèn luyện kỹ năng trình diễn âm nhạc trước đám đông.

Với tài năng trí thông minh nội tâm:

  • Hình thành thói quen đọc sách.
  • Học cách lắng nghe người khác và duy trì sự tích cực trong suy nghĩ.
  • Học cách diễn giải nội tâm, mong muốn của mình với người khác.

Với tài năng có liên quan tới thiên nhiên:

  • Tăng cường quan sát các hiện tượng tự nhiên.
  • Tiến hành các thí nghiệm đơn giản như quan sát cây trong điều kiện có đủ và không đủ nước, ánh sáng.
  • Tham gia vào các chiến dịch bảo vệ môi trường sống hoặc các chuyến picnic để có cơ hội gần gũi với thiên nhiên.

Với tài năng giao tiếp:

  • Thường xuyên trò chuyện, giao tiếp, mở rộng mối quan hệ với nhiều người khác nhau để tăng khả năng phản xạ khi giao tiếp.
  • Ghi nhớ tên người đối diện.
  • Tránh nói vòng vo, ậm ừ.
  •  Nở nụ cười nhẹ ở đầu buổi nói chuyện để tạo cảm giác gần gũi, thân thiện.

Với tài năng thị giác, không gian:

  • Rèn kỹ năng quan sát: sự vật, hiện tượng xung quanh.
  • Ghi chép lại những yếu tố liên quan tới đối tượng nghiên cứu.
  • Sử dụng hình vẽ, sơ đồ tư duy để trình bày về ý tưởng.

Với tài năng cảm xúc:

  • Học cách quản lý những cơn nóng giận.
  • Ghi lại nhật ký cảm xúc mỗi ngày.
  • Rèn kỹ năng lắng nghe và thấu cảm với người đối diện.
  • Nếu có thể, các bạn hãy thử tham gia các khóa học về thiền định.

Với tài năng toán học, logic:

  • Chơi các trò giải câu đố.
  • Học cách sử dụng bàn tính hoặc tính nhẩm thay vì dùng máy tính.
  • Thường xuyên thảo luận về các hiện tượng khoa học.

Với tài năng vận động:

  • Rèn khả năng vận động thô với các bài tập chạy bộ, leo trèo, lăn, trườn để tăng sự phối hợp giữa các nhóm cơ.
  • Rèn khả năng vận động tinh bằng cách xoay, vặn, siết, lắp ghép đồ vật.
  • Có thể thử luyện viết chữ đẹp, nặn tượng, vẽ tranh hoặc thêu tay để tăng độ khó vận động tinh.

Ngoài ra, môi trường học tập cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển tài năng của học sinh. Trường học là nơi hình thành nền tảng kiến thức và tư duy cho học sinh. Phần lớn thời gian một ngày của các bạn học sinh là dành cho việc học. Do đó, việc lựa chọn môi trường học tập với đầy đủ điều kiện giúp học sinh phát triển tài năng là điều phụ huynh cần lưu ý.

Các bạn học sinh sẽ có cơ hội trải nghiệm giáo dục toàn diện khi theo học tại hệ thống giáo dục Vinschool. Ngoài giờ học chính khóa, các bạn có thể đăng ký các câu lạc bộ ngoại khóa tại Vinschool để theo đuổi đam mê và sở thích của mình. Vinschool có các câu lạc bộ khoa học, tiếng Anh, thể thao, nghệ thuật, kỹ năng… phù hợp sở thích và tài năng của từng bạn.

Bên cạnh đó, Vinschool còn thiết kế các chương trình hè để tạo môi trường sinh hoạt và học hè bổ ích cho các bạn học sinh. Các chương trình này sẽ giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh.

Học sinh Vinschool tổ chức Hội thảo Robot EV3
Học sinh Vinschool tổ chức Hội thảo Robot EV3 – So tài chiến binh Robot

Trong quá trình học tập tại Vinschool, học sinh thường xuyên được tham gia các chuyến đi thực tế, tham quan và dã ngoại do nhà trường tổ chức. Đây là cơ hội để các bạn phát triển các kỹ năng cá nhân như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thích ứng với mọi tình huống.

Tại Vinschool, học sinh có thể tham gia vào các hoạt động của Hội đồng học sinh. Các em được thử sức tự chủ trì, thiết kế các chương trình, hoạt động nhóm. Qua đó, các em có thể sớm nhận biết được mình có thế mạnh ở lĩnh vực nào.

Ngoài ra, Vinschool còn có trung tâm Tư vấn và Phát triển tài năng GATE Center. Dựa trên sở thích, tài năng của mỗi học sinh, trung tâm sẽ có định hướng phát triển tài năng của các em theo chương trình giáo dục tiên tiến nhất. Chương trình phát triển tài năng của trung tâm GATE dành cho học sinh lớp 6-12.

Trên đây là tổng hợp các thông tin giúp phụ huynh và học sinh hiểu rõ tài năng là gì và các cách để nhận biết tài năng. Việc phát huy tài năng của học sinh cần có sự định hướng và hỗ trợ từ phía cha mẹ kết hợp với nhà trường.

Quý phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu thêm thông tin về chương trình học tại Vinschool, vui lòng truy cập vào website hoặc bấm số 1800.6511 (bấm chọn ngôn ngữ và bấm số máy lẻ 1 hoặc 3 với khu vực Miền Bắc & Miền Trung; bấm số máy lẻ 2 với khu vực Miền Nam).

Để được tư vấn chi tiết về lộ trình học tập và quy trình tuyển sinh tại Vinschool, phụ huynh đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY.