fbpx

Chương Trình Toán Cambridge – Kỹ Năng Thống Kê Sớm Mở Ra Tương Lai Cho Những Nhà Đổi Mới

Thứ Hai, 08/04/2024, 10:04 (GMT+7)

Với chương trình Toán Cambridge ở Mầm non Vinschool, Toán học không chỉ là về số lượng, so sánh mà là tư duy đổi mới cho các nhà toán học tương lai thông qua việc giới thiệu sớm kỹ năng thống kê.

Chương trình giáo dục độc đáo của Vinschool được thiết kế với tầm nhìn về tương lai, tích hợp các khái niệm thống kê cơ bản vào chương trình toán học cho những học sinh, xây dựng nền tảng từ mẫu giáo, chuẩn bị cho quá trình khám phá ở Tiểu học.

Hầu hết các nền giáo dục của các nước tiên tiến đều bắt đầu giáo dục chính quy từ 5 tuổi, Vinschool hiểu tầm quan trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế để tạo nền móng cho Vinser thành công trong tương lai. Vinschool thiết kế chương trình để thống kê trở nên dễ tiếp cận và lôi cuốn đối với tâm trí các em. Qua các hoạt động tương tác như khảo sát đơn giản (như hỏi các bạn trong lớp thích loại trái cây nào) và hình thức biểu diễn dữ liệu sáng tạo (như xếp hình trái cây theo nhóm, gạch lên bảng…), học sinh Mầm non Vinschool không chỉ học các kĩ năng cơ bản của việc thu thập và giải thích dữ liệu mà còn phát triển các kỹ năng như đặt câu hỏi, tương tác với bạn bè, đếm số, so sánh, tổng hợp… Đây là những kỹ năng tư duy bậc cao trong thang nhận thức Bloom. Những hoạt động này được thiết kế để kích thích sự tò mò, khuyến khích việc đặt câu hỏi và nuôi dưỡng tình yêu học hỏi vượt ra ngoài phạm vi lớp học.
Cùng khám phá 1 giờ học thống kê của các bạn nhỏ tại Mầm non Vinschool !!!
“Hôm nay chúng ta sẽ trở thành những nhà thống kê nhí, khám phá xem màu sắc yêu thích nhất của bạn bè trong lớp là gì nhé!” – Hoạt động này không chỉ giúp học sinh hiểu biết về cách thu thập và phân tích dữ liệu mà còn tạo điều kiện cho việc phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và tư duy phản biện.
Vinsers nhí được nghe thầy giáo giới thiệu khái niệm khảo sát theo ý nghĩa Toán học – một trong các hoạt động của thống kê. Qua các hoạt động liên quan đến thống kê, học sinh phát triển hiểu biết về số, mô hình và mối quan hệ. Điều này nuôi dưỡng lý luận toán học, giúp các con bắt đầu thấy toán học là công cụ để hiểu thế giới xung quanh mình.

Mỗi học sinh sẽ đi quanh lớp và hỏi ít nhất 3 bạn về màu sắc yêu thích. Học sinh cầm phiếu khảo sát và bút đi hỏi bạn, học sinh tick vào phiếu sau khi nghe bạn trả lời. Qua khảo sát nhỏ này, trẻ học được rằng mỗi bạn có một sở thích khác nhau, từ đó hiểu và tôn trọng sự khác biệt.
Các bạn nhỏ được thầy giáo hỗ trợ, hướng dẫn trong quá trình thu thập dữ liệu cho phiếu cá nhân. Hoạt động này không chỉ nhằm xây dựng kỹ năng toán học mà còn giúp các Vinser nhí phát triển một loạt kỹ năng nhận thức và kỹ năng giao tiếp, từ đó khuyến khích một cách tiếp cận học tập chủ động, khơi gợi tính tò mò mà học sinh có thể áp dụng cho các lĩnh vực khác nhau.
Học sinh thảo luận về những gì biểu đồ cho thấy về màu sắc yêu thích của lớp giúp phát triển kỹ năng giải thích, khuyến khích học sinh rút ra ý nghĩa từ dữ liệu.
Sau khi hoàn thành khảo sát, học sinh đếm số bạn thích từng loại màu trên phiếu của nhóm, biểu diễn dữ liệu phiếu bầu bằng cách tô màu tương ứng với màu sắc và số lượng.
Bằng cách tạo biểu đồ hình ảnh, học sinh bắt đầu hiểu cách thông tin có thể được tổ chức và trực quan hóa, đó là nền tảng cho việc học về các biểu đồ và đồ thị phức tạp hơn sau này.
Sau đó, học sinh trình bày biểu đồ của nhóm mình. Cả lớp cùng thảo luận về những gì biểu đồ cho thấy: Màu nào được yêu thích nhất?; Màu nào ít được ưa thích?
Đếm và So sánh: Tổng hợp kết quả và so sánh xem màu sắc nào nhận được nhiều phiếu bầu hơn giúp cải thiện kỹ năng toán học cơ bản và khả năng so sánh số lượng.
Thảo luận về phát hiện của mình và giải thích biểu đồ của nhóm mình cho bạn bè hoặc giáo viên giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và viết. Các con học cách trình bày rõ ràng quá trình suy nghĩ và phát hiện của mình.
Học sinh trình bày biểu đồ của nhóm mình. Cả lớp cùng thảo luận về những gì biểu đồ cho thấy: Màu nào được yêu thích nhất?; Màu nào ít được ưa thích?
Thông qua hoạt động này, học sinh không chỉ hiểu được cách tổ chức và biểu diễn dữ liệu mà còn nhận thức được ý nghĩa và thông điệp mà dữ liệu mang lại. Dữ liệu giúp chúng ta hiểu biết hơn về sở thích của nhóm, từ đó có thể đưa ra quyết định hoặc nhận định về một vấn đề cụ thể.