fbpx

1. MÔ TẢ:

Trong giai đoạn tiểu học (từ 6 đến 11 tuổi), học sinh được tìm hiểu và thực hành ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ qua bộ môn Tiếng Việt. Bao gồm các phân môn nhỏ như Tập đọc, Đọc hiểu, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Từ và Câu, Tập làm văn; môn Tiếng Việt đóng vai trò là viên gạch đầu tiên xây dựng và hình thành các kĩ năng ngôn ngữ:

  • Thứ nhất, thông qua việc liên tục rèn luyện các kĩ năng Đọc, Viết, Nghe – Nói, việc sử dụng tiếng Việt của học sinh từ bản năng đơn thuần trở nên thành thạo và có mục đích. Các em viết đúng chính tả, phát âm chuẩn, gia tăng dần tốc độ và chất lượng cho phù hợp với các hoàn cảnh giao tiếp. Các em biết cách vận dụng vốn từ vựng và khả năng tái hiện để trình bày rõ ràng về thế giới xung quanh cũng như diễn tả tự tin về những cảm xúc, suy nghĩ của chính mình.
  • Thứ hai, các em bắt đầu hình thành quan điểm cá nhân qua việc đọc hiểu một số văn bản trong chương trình cũng như tạo lập các sản phẩm viết, nói (những suy nghĩ này có thể dừng lại ở mức độ đơn giản như miêu tả, kể lại, trả lời một số câu hỏi vì sao…) nhưng cần thiết để nuôi dưỡng những trải nghiệm về cuộc sống, xây dựng giá trị, niềm tin bản thân, định hình rõ nét chân dung học sinh sau này.
  • Thứ ba, môn Tiếng Việt bước đầu đặt ra những thử thách yêu cầu học sinh thu thập thông tin từ nhiều nguồn, so sánh, lựa chọn các nội dung phù hợp để giải quyết những câu hỏi rút ra từ các phẩm hay những vấn đề đặt ra trong đời sống. Từ đó, học sinh có tâm thế chủ động và linh hoạt khi sử dụng thông tin, trở thành người dùng thông minh trong thời đại bùng nổ truyền thông. Ngoài ra, đây cũng là những nền tảng để các em phát triển kĩ năng nghiên cứu và thói quen tự học.

Tóm lại Tiếng Việt là môn học đầu tiên và không thể thiếu trong lĩnh vực Ngôn ngữ, cung cấp kiến thức và kĩ năng cơ bản để phát triển tiếng mẹ đẻ trong các giai đoạn sau. Các kiến thức và kĩ năng này được thiết kế đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, chú trọng vào các hoạt động học tích cực, học thông qua trò chơi và phát huy nhiều loại hình trí thông minh để thu hút sự tập trung, khuyến khích sự chủ động tham gia của học sinh để các em thêm hiểu và thêm yêu ngôn ngữ của dân tộc mình.

Để đạt được những mục đích trên, mỗi giờ học Tiếng Việt chú trọng đến cách tiếp cận dạy và học tích cực, tạo môi trường ngôn ngữ cởi mở, sinh động để lôi cuốn học sinh tham gia. Với đặc thù lứa tuổi tiểu học còn nhiều háo hức, tò mò với thế giới, các giờ học ngôn ngữ được thiết kế như một chuỗi trò chơi phát triển trên nền tảng học thuyết Đa trí thông minh để học sinh học mà chơi, chơi mà học, phát triển đồng đều các mạch kĩ năng Đọc, Viết, Nói – Nghe và sử dụng ngôn ngữ. Thông qua mỗi giờ Tiếng Việt, các em chủ động sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống khác nhau, rèn thêm sự tự tin cũng như phát triển trí tưởng tượng, tư duy phản biện.

2. MỤC ĐÍCH MÔN HỌC:

  • Thông qua việc liên tục rèn luyện các kĩ năng Đọc, Viết, Nghe – Nói, việc sử dụng tiếng Việt của học sinh từ bản năng đơn thuần trở nên thành thạo và có mục đích. Các em viết đúng chính tả, phát âm chuẩn, gia tăng dần tốc độ và chất lượng cho phù hợp với các hoàn cảnh giao tiếp. Các em biết cách vận dụng vốn từ vựng và khả năng tái hiện để trình bày rõ ràng về thế giới xung quanh cũng như diễn tả tự tin về những cảm xúc, suy nghĩ của chính mình.
  • Các em bắt đầu hình thành quan điểm cá nhân qua việc đọc hiểu một số văn bản trong chương trình cũng như tạo lập các sản phẩm viết, nói (những suy nghĩ này có thể dừng lại ở mức độ đơn giản như miêu tả, kể lại, trả lời một số câu hỏi vì sao…) nhưng cần thiết để nuôi dưỡng những trải nghiệm về cuộc sống, xây dựng giá trị, niềm tin bản thân, định hình rõ nét chân dung học sinh sau này.
  • Môn Tiếng Việt bước đầu đặt ra những thử thách yêu cầu học sinh thu thập thông tin từ nhiều nguồn, so sánh, lựa chọn các nội dung phù hợp để giải quyết những câu hỏi rút ra từ các tác phẩm hay những vấn đề đặt ra trong đời sống. Từ đó, học sinh có tâm thế chủ động và linh hoạt khi sử dụng thông tin, trở thành người dùng thông minh trong thời đại bùng nổ truyền thông. Ngoài ra, đây cũng là những nền tảng để các em phát triển kĩ năng nghiên cứu và thói quen tự học.